Vị ngọt cay, tính rất hàn, qui kinh Phế Vị.
Thành phần chủ yếu: là Canxi sunfat ngậm 2 phân tử nước ( CaSO42H2O). Thạch cao nung chỉ có sunfat canxi (CaSO4).
Tác dụng dược lý:
Thanh nhiệt tả hỏa giải khát trừ phiền.
1.Tác dụng giải nhiệt: đã được nghiên cứu thực nghiệm trên súc vật chứng minh, có thể do tác dụng ức chế trung khu sản nhiệt có thể thuốc có khả năng ức chế trung khu ra mồ hôi, nên thuốc giải nhiệt mà không ra mồ hôi, tác dụng hạ nhiệt kéo dài.
2.Tác dụng an thần: Thạch cao có canxi có tác dụng ức chế thần kinh cơ bắp, đối với sốt cao co giật có tác dụng nhất định.
3.Do chất canxi làm giảm tính thẩm thấu của mạch máu mà có tác dụng tiêu viêm.
Ứng dụng lâm sàng:
Thạch cao là vị thuốc chủ yếu chữa các bệnh viêm nhiễm có hội chứng bệnh lý: Lý nhiệt.
1.Chữa các bệnh viêm nhiễm giai đoạn toàn phát: ( bệnh ở phần khí) có các triệu chứng sốt cao bứt rứt, khát nước, mồm khô, ra nhiều mồ hôi, rêu lưỡi vàng, mạch hồng đại .trong các bệnh viêm phổi, viêm màng não, viêm não B. thường dùng bài Bạch hổ thang ( Thạch cao sống 20g, Tri mẫu 12g, Cam thảo 6g, Cánh mễ ( gạo tẻ) 10g ). Trường hợp bệnh đã vào Dinh phần, huyết phần có triệu chứng sốt cao mê man, co giật, nói sảng, cần gia thêm Sanh địa, Tê giác ( có thể thay bột Sừng trâu), Huyền sâm, Đơn bì, Liên kiều, Trúc diệp . hoặc bài Thanh ôn bại độc ẩm. Theo kinh nghiệm sử dụng Thạch cao đối với bệnh nhiễm sốt cao về chiều, khát nước nhiều có tác dụng hạ nhiệt giải khát tốt. Đối với viêm màng não sốt cao, đau đầu nhiều, sử dụng Thạch cao có hiệu qủa tốt.
2.Đối với bệnh nhiễm thời kỳ hồi phục: còn sốt kéo dài người nóng không cao, mồm khô khát nước . dùng bài Trúc diệp - Thạch cao thang có kết quả tốt. Bài thuốc gồm:
3.Đối với chứng phế vị thực nhiệt: ho, khó thở, bứt rứt, khát nước trong bệnh viêm phổi, viêm phế quản thể hen, hen phế quản thể thực nhiệt, dùng các bài:
4.Trường hợp âm hư, vị nhiệt: đau răng, đau đầu, khát nước, bứt rứt, dùng Thạch cao gia Tri mẫu, Ngưu tất, Thục địa, Mạch môn gọi là bài Ngọc nữ tiễn.
5.Trường hợp nhiệt độc thịnh: sốt cao, phát ban chẩn, dùng Thạch cao gia Tri mẫu Cam thảo, Cánh mễ, Tê giác, Huyền sâm để chữa gọi là bài Hóa ban thang.
6.Trường hợp sản phụ sau đẻ: cảm thấy nóng sốt, buồn nôn, nôn, ít sữa hoặc mất sữa dùng Thạch cao sống gia Trúc nhự, Bạch vị, Cam thảo để chữa.
7.Trường hợp bỏng do dầu: dùng Thạch cao sống rắc lên làm mát da, giảm đau.
8.Trường hợp huyết áp cao: người khỏe đau đầu, táo bón, bứt rứt dùng Thạch cao kết hợp Ngưu tất, Xích thược ( Thạch cao 40 - 80g, Ngưu tất 20 - 30g, Xích thược 12g, Cam thảo 4g. Trường hợp phù vừa có biểu chứng và lý nhiệt, biểu hiện sợ lạnh, đau đầu, bứt rứt, khát nước, tiểu đỏ dùng Thạch cao phối hợp Ma hoàng gọi là bài Việt Tý thang ( Ma hoàng 8 -12g, Thạch cao sống 30g, Sinh khương 12g, Đại táo 4 quả, Cam thảo 4g).
9.Trị Chàm chảy nước: Thạch cao nung có thể dùng rắc lên vùng chàm chảy nước để làm khô.
10.Trị viêm tấy ngoại khoa: Bột Thạch cao sống 3 phần, dầu trẩu 1 phần, trộn thành hồ đắp ngoài trị viêm hạch, nhọt, đinh độc thời kỳ sưng tấy có kết quả, đã có mủ không dùng (Trương Huệ Hàng, Tạp chí Ngoại khoa Trung quốc 1960,4:366).
11.Trị viêm lóet đại tràng mạn tính: dùng Thạch cao hợp tể ( Thạch cao bột 100g, gia Vân nam bạch dược 2g, Novocain 2% 20ml, gia nước đun sôi ấm 250ml thụt lưu đại tràng, một liệu trình 7 -10 ngày, trị 100 ca kết quả 97% ( Đường Đức Triết, Tạp chí trung y Tứ Xuyên 1988,4:43).
12.Trị bỏng: dùng bột Thạch cao cho vào bao bóp rắc đều lên vùng bỏng, kết quả khỏi 51/53 ca ( tạp chí Trung y dược Phúc Kiến 1960,6:21).
13.Trị viêm phổi trẻ em: dùng bài Ngân kiều Ma hạnh thang ( Ma hạnh thạch cam thang gia Kim ngân hoa, Liên kiều trị 123 ca, kết quả đều tốt ( Trần Tiến, báo Trung y dược Giang Tây 1987,2:15)
Liều thường dùng: 12 - 80g. Người lớn có thể dùng lượng 80 - 160g, trẻ em dùng 10 - 40g. Thạch cao sống dùng lượng ít không có tác dụng.
Chú ý lúc dùng thuốc:
Nguồn tin: theo GS Trần Văn Kỳ - Dược học cổ truyền - Ảnh sưu tầm từ Internet