Cây hồng có trồng nhiều các tỉnh phía Bắc, và một số tỉnh phía Nam như Lâm Đông , Tây Nguyên.
Vị đắng, tính ôn.
Ôn trung hạ khí nghịch, thường dùng chữa đầy bụng, nấc cụt, tiêu chảy.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC: chủ yếu có chứa chất tanin làm rất chát vv.
PHƯƠNG THUỐC THỊ ĐẾ CHỦ TRỊ: + Chữa nấc,chứng hư hàn ách nghịch: Đinh hương, Đảng sâm, Thị đế (tai hồng), Gừng tươi, Cách dùng: sắc nước uống, ngày 1 thang chia 2 lần. Tác dụng: Ích khí ôn trung, trừ hàn, giáng nghịch. (Thị Đế Thang-Tế Sinh Phương).
+ Chữa nấc cụt, nôn mữa: Thị đế 12g, Đinh hương 4g, Nhân sâm 16g, Gừng tươi 12g. Sắc nước uống, ngày 1 thang chia 2 lần. Tác dụng: Ích khí, ôn trung, trừ hàn, giáng nghịch. (Đinh Hương Thị Đế Thang)
+ Trị chứng nấc cục do hàn: Thị đế 8g. Cam thảo 4g, Đinh hương 8g, Lương khương 4g, Sinh khương 5lát, Tán bột ngày uống 6-8g. Tác dụng: Thuận khí, giải uất, tán hàn, chỉ thống. (Đinh Hương Tán – Tam Nhân Cực, Bệnh Chứng Phương Luận).
+Chữa nấc bụng đầy không tiêu: Thị đế 8g, Đinh hương 8g, Sinh khương 5 lát, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia nhiều lần uống trong ngày. Có thể thêm các vị Trần bì 4g, Thanh bì 4g, Bán hạ 2g. Sắc uống ngày một thang.(Kinh Nghiệm Dân Gian)
PHẦN THAM KHẢO:
+Hồng là loài cây ăn trái được trồng ở nhiều vùng nước ta. Quả hồng thường được chia thành "hồng ngọt" và "hồng chát" (còn gọi là "hồng ngâm"). Nhiều bộ phận của quả hồng cũng như cây hồng có thể dùng làm thuốc".
+ Phấn ở quả hồng (thị sương) có công hiệu thanh nhiệt, nhuận táo, tan đờm giảm ho, là vị thuốc tốt dùng chữa viêm niêm mạc miệng lưỡi, viêm rát họng, ho do phế nhiệt.
+Lá hồng có tác dụng hạ huyết áp, cầm máu, diệt khuẩn tiêu viêm, kéo dài tuổi thọ. Uống trà lá hồng lâu ngày sẽ làm cho mạch máu mềm đi, chữa xơ cứng động mạch và trị mất ngủ.
Liều dùng: . Ngày dùng 6-10g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
KIÊNG KỴ: Người âm hư táo bón không dùng.