Bộ phận dùng: thứ nấm ở gốc cây Sau sau (Liquidambar formosane), Họ Kim mai (Hamamelidaceae).
Xốp, ngoài hơi đen, trong trắng ngà là tốt. Thứ tốt không thấm nước, không mủn.
Thành phần hoá học: có Albumin, chất xơ, chất đường...
Tính vị: vị ngọt, nhạt, tính bình.
Quy kinh: Vào kinh Thận và Bàng quang.
Tác dụng: lợi tiểu, thấm thấp.
Chủ trị: tiểu ít, thuỷ thũng, trướng đầy, trị lâm lậu, bạch trọc, bạch đái.
Rối loạn tiểu tiện, tiểu đục, phù, tiêu chảy và ra nhiều khí hư: Trư linh hợp với Phục linh và Trạch tả.
Liều dùng: Ngày dùng 8 - 16g.
Kiêng ky: không có thấp nhiệt thì không nên dùng.
Cách Bào chế:
Theo Trung Y: Cạo bỏ vỏ thô, lấy nước sông chảy (Trường lưu thuỷ) ngâm một đêm, đến sáng vớt ra thái lát mỏng, lấy lá thăng ma lẫn với nó đồ 3 giờ, bỏ lá phơi khô dùng (Lôi Công Bào Chích Luận).
Dùng Trư linh để trừ thấp thì dùng sống.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch thái mỏng, phơi khô.
Bảo quản: để nơi khô ráo, tránh ẩm.
THAM KHẢO THÊM:
TRƯ LINHTên dược: PolyporusTên thực vật: Polyporus umbellarus (pers.) Fr.Tên thông thường: Trư linhBộ phận dùng và phương pháp chế biến: Nấm được thu hoạch vào mùa xuân hoặc mùa thu, rửa sạch, phơi nắng cho khô và thái miếng.Tính vị: Ngọt hoặc không vị và bình.Quy kinh: Thận, bàng quangCông năng: Hành thuỷ lợi niệuChỉ định và phối hợp: Rối loạn tiểu tiện, đái đục, phù, ỉa chảy và ra nhiều khí hư. Trư linh phối hợp với Phục linh và Trạch tả.Liều lượng: 5-10g