TRÚC DIỆP

Chủ nhật - 27/12/2015 18:29

.

.
TRÚC DIỆP (Herba Lophatheri Gracilis) Còn gọi là Đạm trúc diệp, là thân lá phơi khô của cây Đạm trúc diệp (Lophatherum gracile Brongn) thuộc họ Lúa ( Gramineae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm II - Phát tán phong nhiệt.

Vị cay, nhạt, ngọt, tính hàn qui kinh Tâm Phế.

Thành phần chủ yếu:

Có chất Tanin.

Tác dụng dược lý:

Giải nhiệt lợi tiểu. Đã được chứng minh trên thực nghiệm nhưng yếu.
 

Ứng dụng lâm sàng:

Trên lâm sàng vị Trúc diệp được sử dụng theo Y học cổ truyền chữa các chứng sau:

1.Thanh tâm trừ phiền: Trị chứng tâm kinh thực nhiệt, bứt rứt, khát nước, mồm lưỡi lỡ lóet, nước tiểu ít và vàng .dùng bài Đạo xích tán ( Trúc diệp 12g, Sinh địa 16g, Mộc thông 12g, Cam thảo tiêu 8g, sắc uống).

2.Thanh vị chỉ ẩu: Trị chứng vị nhiệt sinh nôn, dùng bài Trúc diệp Thạch cao thang (Trúc diệp 16g, Sinh Thạch cao 20g, Bán hạ 12g, Đảng sâm 12g, Mạch đông 12g, Cam thảo 8g, Cánh mễ 8g, sắc nước uống).

Ngoài ra, thuốc có thể dùng kết hợp với Đông qua bì (vỏ Bí đao) Hà diệp (Lá sen), Mao căn (Rễ tranh) mỗi thứ 12g sắc uống phòng bệnh viêm não B, mỗi tuần uống 1 - 2 lần (kinh nghiệm của Trung quốc).

Liều thường dùng và chú ý:

  • Liều thường dùng: 8 - 24g.
  • Không dùng đối với bệnh có chứng hư hàn.

Nguồn tin: theo GS Trần Văn Kỳ - Dược học cổ truyền - Ảnh sưu tầm từ Internet.

 Từ khóa: gọi là

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây