Hoàng Đế hỏi:
Xin cho biết rõ sự nhất định của phép thích nên nông, nên sâu thế nào? [1]
Kỳ Bá thưa rằng: Thích ở cốt, đừng làm thương đến Cân, thích ở Cân đừng làm thương đến nhục, thích ở nhục, đừng làm thương đến mạch, thích ở mạch đừng làm thương đến bì, Thích ở bì, đừng làm thương đến nhục, thích ở nhục đừng làm thương đến Cân, thích ở Cân đừng làm thương đến Cốt [2]. Xin cho biết rõ [3] Thích ở cốt đừng làm thương đến Cân...là nói nếu chậm vừa đến nhục đã thôi ngay. mà chưa vào đến Cân “Thích ở nhục đừng làm thương đến mạch” là nói nếu chậm vừa đếm mạch đã thôi, mà chưa vào đến nhục. “Thích ở mạch đừng làm thương đến bì” là nói: nếu châm vừa đến bì đã thôi, mà chưa vào đến mạch [4]. Như nói: ‘thích ở bì đừng làm thương đến nhục, là bệnh ở trong bì, châm cũng chỉ để vào đến trong bì, đừng phạm vào đến nhục. Nói: “thích ở nhục đừng làm thương đến Cân... là vì hễ quá nhục thời sẽ tới cân ngay. Nói thích ở cân đừng làm thương đến cốt...” là vì hễ quá cân thời sẽ tới cốt ngay. Đó tức là trái. (Đoạn trên này nói về phép thích, cốt ở chừng mực không nên bất cập hoặc thái quá) [5]. Mạch đạt mà huyết ít, là do mạch có phong khí, nước uống vào ít, huyết không có sự trợ ích [6]. Phàm thực, là do ở khí hút vào, hư là do ở khí tiết ra. Khí thực là nhiệt, khí hư là hàn [7]. Nếu dùng châm để tả thực, thời tay tả làm rộng ở huyệt vừa châm ra. Nếu dùng châm để bổ hư, thời tay tả làm vít ở huyệt vừa châm lại [8].