Thiên 52 : THÍCH CẤM LUẬN

Thứ bảy - 09/11/2013 12:31

Hoàng đế nội kinh tố vấn

Hoàng đế nội kinh tố vấn
Hoàng Đế hỏi: Ta muốn nghe về những chỗ cấm châm. Kỳ Bá đáp: Ngũ tạng đều có những chỗ yếu hại, cần phải chú ý. Can khí thường đi xuống, tác dụng ở phái bên phải, Tâm thì điều tiết âm khí ở ngoài biểu, Thận quản lý phần âm khí ở nội bộ, Tỳ có công năng chuyển vận tinh hoa của thuỷ cốc để nuôi dưỡng cho các tạng, Vị là cơ quan dung nạp và tiêu hoá thức ăn. Phía trên cách mạc có 2 tạng là Tâm Phế để duy trì sinh mệnh. cạnh đốt xương thứ 7 ở phía trong có Tâm bào lạc, những chỗ đó khi chữa bằng châm cần phải chú ý tránh. nếu thương tổn đến những chỗ trọng yếu đó thì sẽ nguy hiểm. Cho nên nói, theo được sự cấm kỵ đó thì không gây ra tai hoạ, nếu trái lại thì sẽ gặp tai hoạ.
“Hoàng đế hỏi: Xin cho biết về phép thích, có những cấm k gì ? Kỳ Bá trả  lời:.... Thích trúng Tâm, 1 ngày chết, lúc mới phát động là chứng ợ. Thích trúng Can 5 ngày chết, lúc mới phát động là nói luôn miệng. Thích trúng Thận 6 ngày chết, lúc mới phát là chứng hắt hơi, Thích trúng Phế 3 ngày chết, lúc mới phát là chứng ho. Thích trúng Tỳ, 10 ngày chết, lúc mới phát là chứng nuốt nước miếng. Thích trúng Đởm 1 ngày rưỡi chết, lúc mới phát là chứng nôn (ẩu). Thích trên xương phụ, trúng vào đại mạch, huyết ra không dứt sẽ chết. Châm ở mặt, nếu trúng Lưu mạch, sẽ làm mắt mờ. Thích vào đầu, trúng vào não bộ, chạm vào não sẽ chết. Kinh mạch ở dưới  ở dưới lưỡi nếu châm sâu quá, huyết ra nhiều, sẽ bị câm. Châm lầm đường lạc mạch phân bố ở dưới chân, huyết đọng lại ở bên trong làm chỗ đó sưng lên. Châm huyệt Uỷ Trung sâu quá, trúng đại mạch, sẽ ngất, sắc mặt nhợt nhạt. Châm ở Khí nhai, trúng mạch, huyết dịch sẽ tụ lại bên trong, làm cho vùng háng sưng trướng lên. Châm ở khe cột sống, trúng tủy sẽ thành chứng gù lưng. Thích ở vú, trúng Nhũ phòng sẽ sưng rồi loét nát. Thích ở giữa Khuyết Bồn quá sâu đến nỗi Phế khí tiết ra thành chứng suyễn, ho. Thích huyệt Ngư Tế ở tay, mạch hãm vào trong sẽ thành thũng.
 
Không được châm người bệnh mới uống rượu say, nếu châm sẽ làm cho khí huyết rối loạn. không châm khi người bệnh còn đang tức giận, nếu châm sẽ làm cho khí nghịch lên. Ngoài ra, nếu người bệnh sau  khi lao dodọng quá nhọc mệt, sau khi ăn no hoặc đang đói, đang khát nước quá hoặc người bệnh mới bị kinh sợ nhiều thì đều không nên châm. Châm các huyệt ở mé trong đùi, nếu lầm hại đến đại mạch, máu sẽ chảy ra mãi không cầm thì sẽ chết. Châm huyệt Khách chủ nhân sâu quá làm hại đến lạc mạch sẽ sinh ra mủ trong tai làm cho tai điéc. Châm ở khớp gối làm cho chảy dịch ra thì sẽ què chân. Châm kinh thù Rhaí âm, nếu hại đến huyết mạch, ra nhiều huyết quá thì sẽ chết ngay. Châm kinh túc Thiếu âm làm cho Thận khí càng hư tổn mà ra huyết thì sinh chứng lưỡi khó nói.

Tác giả bài viết: Thiếu Phúc sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây