18:27 15/02/2016
QUYỀN LIÊU ( Quánliáo - Tsiuann Tsiao). Huyệt thứ 18 thuộc Tiểu trường kinh ( SI 18). Tên gọi: Quyền ( có nghĩa là xương gò má); Liêu ( có nghĩa là kẻ hở xương). Huyệt ở trong chỗ hõm bên dưới nơi cao nhất của xương gò má. Do đó có tên Quyền liêu ( kẻ hở xương gò má).
20:10 25/11/2015
NGHÊNH HƯƠNG ( Yíngxiăng - Ing Siang). Huyệt thứ 20 thuộc Đại trường kinh ( LI 20). Tên gọi: Nghênh ( có nghĩa là đón tiếp một cách ân cần); Hương ( có nghĩa là mùi thơm). Huyệt có quan hệ Biểu ( Phế); Lý ( Đại trường) cũng là huyệt cuối cùng của đường kinh Thủ Dương minh Đại trường. Phế có chỗ thông với mũi, châm vào có tác dụng thông lợi tỷ khiếu, khôi phục được khứu giác, cho nên có tên là Nghênh hương ( đón tiếp mùi thơm).
18:03 01/10/2014
ĐỒNG TỬ LIÊU ( Tóng zí liáo - Trong Tse Tsiao). Huyệt thứ 1 thuộc Đởm kinh (G 1). Tên gọi: Đồng tử ( có nghĩa là con ngươi). Liêu ( có nghĩa là khe hở, đường nứt, khe xương). Huyệt ở phía bên của mắt nơi khe hở xương, từ con ngươi kéo ra nên gọi là Đồng tử liêu.
20:59 29/09/2014
ĐỊA THƯƠNG ( Di càng). Huyệt thứ 4 thuộc Vị kinh ( S 4). Tên gọi: Địa ( có nghĩa là đất, ở dưới, ở phần dưới của mặt, phần dưới gọi là địa); Thương ( có nghĩa là nơi cất giữ thóc lúa). Đất cung cấp cho con người nhiều loại thực phẩm khác nhau được xem như là thức ăn đưa qua miệng và chứa đựng trong dạ dày ví như một cái kho cho nên có tên là Địa thương ( kho chứa đồ từ đất).
22:16 09/09/2014
CỰ LIÊU ( Juliáo). Huyệt thứ 3 thuộc Vị kinh ( S 3). Tên gọi: Cự ( có nghĩa là lớn); Liêu ( có nghĩa là nói đến kẻ hở xương hay chỗ lõm của kẻ hở xương. Huyệt nằm nơi chỗ hõm ở xương hàm trên, nơi gò má, ở đó có một kẻ hở lớn trong xương nên gọi là Cự liêu ( kẻ hở lớn).