13:37 16/11/2013
Phàm đạo của việc châm (thích) được trọn vẹn ở thiên ‘Chung thỉ’[1]. Nếu chúng ta biết rõ ‘Chung thỉ’ thì chúng ta sẽ thấy ngũ tạng đóng vai trò ‘kỷ’ làm cho âm dương được định vậy[2]. Âm chủ về tạng, dương chủ về phủ [3]. Dương thọ khí ở tứ mạt, Âm thọ khí ở ngũ tạng, cho nên khi châm tả, chúng ta phải theo phép nghênh khí, khi châm bổ, chúng ta phải theo phép tùy chi[4]. Biết rõ nghênh, tùy, thì có thể làm cho khí được hòa[5]. Con đường đi tới cái hòa của khí là phải thông hiểu âm dương[6]. Ngũ tạng thuộc âm, lục phủ thuộc dương[7]. Vấn đề này khi truyền lại cho đời sau, mỗi khi cần thề nguyền (minh) thường người ta lấy huyết làm lời minh, có nghĩa là ai kính trọng lời minh thì tốt, ai khinh mạn thì sẽ chết[8]. Hành động không đúng với đạo sẽ bị tai ương bởi Trời, chúng ta phải phụng thiên đạo 1 cách cẩn trọng[9].
12:02 09/11/2013
Ba tháng mùa xuân gọi là lúc phô bầy cái mới mẻ, Trời đất đều đang lúc sinh, vạn vật được tươi tốt [1]. Con người nên đi ngủ muộn và thức dậy sớm, đi bộ trong sân, xõa tóc với dáng điệu hòa hoãn, tất cả nhằm làm cho cái chí với mình được sinh ra [2]. Chúng ta chỉ nên làm những hành động giúp cho sự sống (sinh) mà không nên làm những hành động giết chết, nên cho mà không chiếm đoạt, nên thưởng thức mà không nên phạt [3]. Đó là chúng ta ứng với xuân khí, cũng là đạo ‘dưỡng sinh ‘ vậy [4]. Nếu nghịch lại, sẽ làm thương đến Can, đến mùa Hạ sẽ bị bệnh hàn, đó là vì xuân khí không ‘ phụng ‘ đủ khí ‘hạ trưởng ‘ cho mùa hạ [5].