11:19 06/03/2016
TÂM DU ( Xinshù - Sinn Chou). Huyệt thứ 15 thuộc Bàng quang kinh ( B 15). Tên gọi: Tâm ( có nghĩa là hiểu theo giải phẫu là tim); Du ( có nghĩa là huyệt, nơi khí ra vào). Huyệt sát với tim và qua nơi đó tâm khí rót vào cơ thể. Nó có dấu hiệu chủ yếu ở sự rối loạn tim, do đó mà có tên Tâm du.
18:22 17/12/2015
PHONG PHỦ ( Fèng fu - Fong Fou). Huyệt thứ 16 thuộc Đốc mạch (GV 16). Tên gọi: Phong ( có nghĩa ở đây nói đến gió, là một yếu tố gây ra bệnh tật); Phủ ( có nghĩa là tòa lâu đài). Phong là tác nhân gây dương bệnh, tính đặc tính của nó là hay đi lên, đó cũng là yếu tố chính liên quan đến các bệnh ở đầu và cổ gáy. Huyệt nằm ở bên trong đường chân tóc sau gáy, ở chỗ hõm giữa cơ thang mỗi bên. Nó là nơi hội tụ của Túc Thái dương, Dương duy và Đốc mạch. Huyệt có thể dùng để chữa bất cứ sự rối loạn nào do phong gây ra, Cho nên gọi là Phong phủ.
11:57 10/12/2015
NỘI QUAN ( Nèi Guàn - Nei Koann). Huyệt thứ 6 thuộc Tâm bào lạc kinh ( P 6). Tên gọi: Nội ( có nghĩa là bên trong trái nghĩa với bên ngoài); Quan ( có nghĩa là cửa ải). Huyệt là nơi cửa ải quan trọng phía trong nơi kinh khí ra vào, cho nên gọi là Nội quan ( trái với Ngoại quan).
11:45 17/09/2015
LAO CUNG ( Láo Gòng - Lao Kong). Huyệt thứ 8 thuộc Tâm bào lạc kinh ( P 8). Tên gọi: Lao ( có nghĩa là nổ lực, lao động); Cung ( có nghĩa là cung điện). Bàn tay con người là cơ quan lao động. Huyệt ở giữa trung tâm lòng bàn tay thuộc Thủ Quyết âm Tâm bào. Tâm bào lạc là cung điện của Tâm, cho nên gọi là Lao cung.
11:12 13/09/2015
KINH CỐT ( Jìng gu - Tsing Kou). Huyệt thứ 64 thuộc kinh Bàng quang ( B 64). Tên gọi: Kinh ( có nghĩa là tên giải phẫu của xương thuộc khối bàn chân thứ năm. Huyệt ở sát với xương này, do đó mà có tên Kinh cốt.
11:46 27/08/2014
BÁCH HỘI ( Băihùi). Huyệt thứ 20 thuộc Đốc mạch ( GV 20). Tên gọi: Bách ( có nghĩa là một trăm, nhiều về số lượng); Hội ( có nghĩa là hội tụ, cùng đổ về). Tất cá các kinh dương đều hội tụ với đầu, là nói "Chư dương chi sở hội", huyệt là trung tâm của đỉnh đầu. Do đó có tên là Bách hội.