17:36 17/08/2015
HỢP CỐC ( Hégu - Ro Kou). Huyệt thứ 4 thuộc Đại trường kinh ( LI 4). Tên gọi: Hợp ( có nghĩa là cùng đổ về một nơi); Cốc ( có nghĩa là hang hay núi có hõm vào hoặc thung lũng, hai bên núi ở giữa có một lối nước chảy cũng gọi là cốc. Vào thời xưa, những phần của cơ thể nơi mà các bắp thịt hội tụ lại một cách dư thừa được nhắc đến như là một "cốc" trong khi những phần có ít bắp thịt thì được nói đến như một "khê". Trong ngữ cảnh này" Cốc" lớn hơn và cạn hơn "Khê". Ở đây " Hợp" có ý nói đến nơi mà các bắp thịt hội tụ lại. Ngoài ra khi ngón cái và ngón trỏ xòe tách ra, nó tương tự như một thung lũng sâu. Do đó mà có tên là Hợp cốc.
16:58 17/08/2015
HỘI TÔNG ( Huìzòng - Roé Tsong). Huyệt thứ 7 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 7). Tên gọi: Hội ( có nghĩa là gặp nhau hay nối với nhau); Tông ( có nghĩa là dòng phái, hội tụ lại, đổ về). Khí của Tam tiêu chảy từ Chi cấu cùng đỏ về hội tụ lại ở huyệt này trước khi chảy đến huyệt kế tiếp là Tam dương lạc. Do đó mà có tên là Hội tông.
21:53 13/09/2014
DU PHỦ ( Shùfu). Huyệt thứ 27 thuộc thận kinh ( K 27). Tên gọi: Du ( có nghĩa là huyệt, nơi khí ra vào); Phủ ( có nghĩa là nơi cư trú hay nơi hội tụ của khí lại). Thận khí bắt đầu từ bàn chân ( Dũng tuyền), hòa nhập vào ngực ở huyệt này, đó là huyệt cuối cùng của Thận kinh. Do đó có tên là Du phủ ( nơi cư trú của huyệt)
11:36 21/08/2014
ÂM GIAO ( Yìn jiao) . Huyệt thứ 7 của Nhâm mạch (CV7). Tên gọi Âm ( phía trong, mặt trong, ở đây nói đến các kinh âm), Giao ( nơi hội tụ, điểm giao nhau). Âm giao ở dưới rốn, là nơi Nhâm mạch, Xung mạch và Túc thiếu âm Thận kinh hội tụ lại, các kinh mạch này thuộc âm. Do đó có tên Âm giao.