22:13 04/01/2014
THIÊN THỨ BẢY: MẠCH, CHỨNG VÀ PHÉP TRỊ BỆNH PHẾ NUY, PHẾ UNG, KHÁI THẤU, THƯỢNG KHÍ ĐIỀU 1 Hỏi Nhiệt ở thượng tiêu, nhân ho, thành Phế nuy. Bệnh Phế nuy, do đâu mà có ? Thầy nói Hoặc do hãn ra, hoặc do ói mửa, hoặc do tiêu khát, tiểu tiện lợi, đi luôn, hoặc do đại tiện khó, lại bị hạ lợi quá nhiều trùng vong tân dịch (tân dịch mất nhiều lần), cho nên mắc phải. Hỏi Thốn khẩu mạch Sác, người bệnh ho, trong miệng lại có nước dãi, nước bọt đục, là cớ sao ? Thầy nói Là bệnh Phế nuy. Nếu trong miệng ráo, lúc ho trong bụng đau ngăm ngăm, mạch trở lại Hoạt, Sác, đó là Phế ung, ho, nhổ ra máu, mủ. Mạch Sác, Hư, là Phế nuy, Sác, Thực là Phế Ung.
22:13 31/12/2013
1. Hãy thành thực. Không những chỉ trong môn Hiệp Khí Ðạo mà thôi, mà bất cứ khi nào bạn học môn gì, thì sự thẳng thắn cũng là thiết yếu. Có người đã bị những kinh nghiệm hồi trước của họ, hay bị kiến thức hồi trước của họ làm hỏng, bây giờ không còn thể học tập điều gì mới một cách cởi mở. Những người như thế mắc phải một tật mà chúng ta gọi là thói xấu. Họ phê phán sự việc đơn thuần trên căn bản của cái kinh nghiệm hẹp hòi của họ và nghĩ rằng cái gì hợp với họ là đúng, còn cái gì không hợp với họ là sai. Tiến bộ không ở trên con đường đó.
06:09 29/11/2013
1. ĐẠI CƯƠNG: Giảm thính lực là giảm một phần hoặc mất hoàn toàn chức năng nghe do nhiều nguyên nhân khác nhau như: điếc đột ngột mắc phải, viêm não, u dây thần kinh số VIII, thiểu năng tuần hoàn não, viêm tai giữa, chấn thương sọ não, ngộ độc thuốc... Theo y học cổ truyền, điếc thuộc chứng khí hư, do thận khí hư sinh ra tai điếc (thận khai khiếu tại nhĩ), có thể có trường hợp do hàn tà xâm nhập vào kinh Thiếu dương gây khí bế mà sinh ra điếc.