Contact Me on Zalo
Contact Me on Zalo
0985261315
.

NỘI ĐÌNH

 23:47 09/12/2015

NỘI ĐÌNH ( Nèitíng ). Huyệt thứ 44 thuộc Vị kinh ( S 44). Tên gọi: Nội ( có nghĩa là phần sâu, hõm trong); Đình ( có nghĩa là sân trước, nơi cư trú). Huyệt có thể dùng để trị lạnh tay, lạnh chân, ngại tiến ồn và các triệu chứng mà bệnh nhân thích sống ẩn dật, sợ tiếng ồn ào, có khuynh hướng sống một mình trong phòng với cửa đóng kín. Do đó mà có tên Nội đình ( phòng trong).
.

NHIÊN CỐC

 06:24 04/12/2015

NHIÊN CỐC ( Rángu - Jenn Kou). Huyệt thứ 2 thuộc Thận kinh ( K 2). Tên gọi: Nhiên ( có nghĩa là tên giải phẫu xưa gọi tên của xương thuyền ở gan bàn chân, gọi Nhiên cốt.); Cốc ( có nghĩa là chỗ hõm ở núi). Huyệt được xác định ở bờ dưới của xương này, nên gọi là Nhiên cốc.
.

MỆNH MÔN

 06:12 02/11/2015

MỆNH MÔN ( Mingmén - Ming Menn). Huyệt thứ 4 thuộc Đốc mạch ( GV 4). Tên gọi: Mệnh ( có nghĩa là những sự cùng, thông, được, hỏng, hình như có cái gì chủ trương, sức người không làm được gọi là mệnh. Cần cho sự sống và cuộc sống); Môn ( có nghĩa là cái cổng). Huyệt quan trọng mang hàm ý cửa ngỏ của đời sống. Huyệt Mệnh môn nằm giữa hai huyệt Thận du là một huyệt quan trọng trong việc chữa trị những rối loạn liên quan tới Thận dương là nền móng cơ bản của sự sống.
.

LỆ ĐOÀI

 05:20 19/09/2015

LỆ ĐOÀI ( Lì dui - Li Toé). Huyệt thứ 45 thuộc Vị kinh ( S 45). Tên gọi: Lệ ( có nghĩa là nghiêm khắc, ở đây đặc biệt nói tới Vị.); Đoài ( có nghĩa là một quẻ trong Bát quái, có nghĩa là cửa). Huyệt là huyệt "Tỉnh" của kinh Túc Dương minh Vị và là một trong những nơi quan trọng mà phải đi ngang qua đó, nên có tên là Lệ đoài ( cửa cơ bản).
.

LAO CUNG

 00:45 17/09/2015

LAO CUNG ( Láo Gòng - Lao Kong). Huyệt thứ 8 thuộc Tâm bào lạc kinh ( P 8). Tên gọi: Lao ( có nghĩa là nổ lực, lao động); Cung ( có nghĩa là cung điện). Bàn tay con người là cơ quan lao động. Huyệt ở giữa trung tâm lòng bàn tay thuộc Thủ Quyết âm Tâm bào. Tâm bào lạc là cung điện của Tâm, cho nên gọi là Lao cung.
.

KINH CỪ

 00:25 13/09/2015

KINH CỪ ( Jìng qú - Tsing Tsiu). Tên gọi: Kinh ( có nghĩa là đường đi, thông lộ " sở hành vi kinh"; Cừ ( có nghĩa là nước kênh, ngòi). Huyệt là nơi khí huyết của Phế kinh trôi chảy rót vào trong đường kinh này nên gọi là Kinh cừ.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây