11:45 17/09/2015
LAO CUNG ( Láo Gòng - Lao Kong). Huyệt thứ 8 thuộc Tâm bào lạc kinh ( P 8). Tên gọi: Lao ( có nghĩa là nổ lực, lao động); Cung ( có nghĩa là cung điện). Bàn tay con người là cơ quan lao động. Huyệt ở giữa trung tâm lòng bàn tay thuộc Thủ Quyết âm Tâm bào. Tâm bào lạc là cung điện của Tâm, cho nên gọi là Lao cung.
11:25 13/09/2015
KINH CỪ ( Jìng qú - Tsing Tsiu). Tên gọi: Kinh ( có nghĩa là đường đi, thông lộ " sở hành vi kinh"; Cừ ( có nghĩa là nước kênh, ngòi). Huyệt là nơi khí huyết của Phế kinh trôi chảy rót vào trong đường kinh này nên gọi là Kinh cừ.
16:58 05/09/2015
KHÚC TRẠCH ( Qùzé - Tsiou Tsre). Huyệt thứ 3 thuộc Tâm bào kinh ( P 3). Tên gọi: Khúc ( có nghĩa là một cái gì đó cong, ở đây nói đến sự uốn cong của khuỷu tay); Trạch ( có nghĩa là đầm lầy, thường nó rộng và cạn hơn một cái ao) Huyệt thuộc Hợp Thủy của kinh thủ Quyết âm Tâm bào, thường được tượng trưng bởi nước. Khi định vị trí này khuỷu tay được gập cong lại. Do đó mà có tên Khúc trạch.
22:02 12/10/2014
HIỆP KHÊ ( Xiá xi - Kap Ki). Huyệt thứ 43 thuộc Đởm kinh (G 43). Tên gọi: Hiệp ( có nghĩa là nơi nhỏ và hẹp); Khê ( có nghĩa là khe, dòng nước trong núi không thông ra đâu gọi là khê). Huyệt nằm trong chỗ hõm giữa ngón chân 4 và 5, trên khe của hai ngón chân khép lại với nhau tạo thành một khe rãnh, ở gần giữa đường giới hạn da đen và trắng, phân biệt màu da trên và dưới. Do đó mà có tên là Hiệp khê.
18:40 10/10/2014
HÃM CỐC ( Xiàngu - Sienn Kou). Huyệt thứ 43 thuộc Vị kinh ( S 43). Tên gọi: Hãm ( có nghĩa là chìm, hõm xuống); Cốc ( có nghĩa là hang, núi có chỗ hõm vào). Huyệt nằm trong chỗ hõm giữa các xương. Ở đây được ví như nó với thung lũng giữa các ngọn núi. Thường để chữa các chứng sình bụng, khí hư hạ hãm, nên có tên là Hãm cốc ( Thung lũng chìm).
19:32 24/09/2014
ĐẠI TRỮ ( Dàzhù - Ta Tchou). Huyệt thứ 11 thuộc Bàng quang kinh ( B 11). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là to, lớn); Trữ ( có nghĩa là cửa chớp). Nói đến đốt sống ngực đầu tiên mà vào thời kỳ xưa theo giải phẫu được gọi là Trữ cốt ( xương cửa chớp). Huyệt này nằm ở cuối phía bên xương cửa chớp. Do đó mà có tên là Đại trữ ( Cửa chớp lớn).
17:28 22/09/2014
ĐẠI ĐÔ ( Dà dù - Ta tou). Huyệt thứ 2 thuộc Tỳ kinh ( Sp 2). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là lớn, to, thịnh đạt, phong phú); Đô ( có nghĩa là tụ tập đông đúc, lại có nghĩa là ao). Huyệt nằm ở cuối ngón chân cái, nơi mà cơ và xương tương đối dày, tạo thành một chỗ lồi lên có ý như huyệt nơi đó Thổ khí phong phú và súc tích như nước chảy vào ao, nên gọi là Đại đô ( chỗ lồi lớn).
19:19 19/09/2014
ĐÀO ĐẠO ( Táodào). Huyệt thứ 13 thuộc Đốc mạch ( GV 13). Tên gọi: Đào ( có nghĩa là đồ sành, đồ gốm, mừng rỡ); Đạo ( có nghĩa là con đường hay lối đi). Huyệt có dấu hiệu bất ổn về tinh thần, suy nhược tinh thần, đau đầu, đau cổ. Đốc mạch chi phối phần dương của cơ thể, hỏa khí đi lên qua mạch này giống như khói đi qua ống khói của lò gạch. Do đó mà có tên là Đào đạo.
17:32 06/06/2014
“ Thiên gia diệu phương” có thể hiểu là “Những bài thuốc hay của đông đảo thầy thuốc” là một cuốn sách giới thiệu nhiều bài thuốc (cổ phương, tân phương, dân gian, gia truyền) dùng chữa những bệnh thường gặp nhưng chữa chạy không dễ dàng…Do đó, ngoài khái niệm và thuật ngữ của y dược học cổ truyền còn có khái niệm và thuật ngữ của y học hiện đại và cả 2 giới y dược cổ truyền và hiện đại đều có thể tìm thấy ở đây những kinh nghiệm bổ ích về y dược. (GS Hoàng Bảo Châu)