16:52 23/02/2016
TAM ÂM GIAO ( Sànyinjiào - Sann Inn Tsiao). Huyệt thứ 6 thuộc Tỳ kinh ( Sp 6). Tên gọi: Tam ( có nghĩa là ba); Âm ( có nghĩa trái với Dương, chỗ mặt trong chân so với mặt ngoài chân); Giao ( có nghĩa là chỗ gặp nhau). Huyệt ở tại chỗ gặp nhau của ba kinh âm ở chân, cách mắt cá trong 3 thốn, nơi chỗ hõm bờ dưới xương. Cho nên gọi là Tam âm giao.( ba kinh âm hội giao lại với nhau).
19:04 28/01/2016
QUANG MINH ( Guàngminh - Koang Ming). Huyệt thứ 37 thuộc Đởm kinh ( G 37). Tên gọi: Quang ( có nghĩa là sáng, rực rở); Minh ( có nghĩa là sáng, mắt sáng). Huyệt nối Lạc của Túc Thiếu dương Đởm mà kinh này đi lên để nối với một nhánh phát sinh do huyệt đó nối với kinh Túc Quyết âm Can. Can khai khiếu ở mắt. Nó có dấu hiệu chủ yếu ở sự rối loạn mắt, đồng thời có tác dụng tăng cường sự lưu thông ở các phần phụ và làm cho sáng mắt. Do đó có tên là Quang minh.
17:26 17/12/2015
PHONG LONG ( Fènglóng - Fong Long). Huyệt thứ 40 thuộc Vị kinh ( S 40). Tên gọi: Phong ( có nghĩa là lớn, thịnh vượng, giàu có); Long ( có nghĩa là đầy ùn, đầy đặn, lại lớn lao, ụ lớn). Kinh Túc Dương minh vị là kinh khí nhiều và huyết nhiều, phong phú nhất. Hơn thế nữa, huyệt ở nơi có nhiều cơ quanh đó nổi lên khi vểnh bàn chân qua lại. Cho nên gọi là Phong long ( giàu và thịnh vượng).
11:47 10/12/2015
NỘI ĐÌNH ( Nèitíng ). Huyệt thứ 44 thuộc Vị kinh ( S 44). Tên gọi: Nội ( có nghĩa là phần sâu, hõm trong); Đình ( có nghĩa là sân trước, nơi cư trú). Huyệt có thể dùng để trị lạnh tay, lạnh chân, ngại tiến ồn và các triệu chứng mà bệnh nhân thích sống ẩn dật, sợ tiếng ồn ào, có khuynh hướng sống một mình trong phòng với cửa đóng kín. Do đó mà có tên Nội đình ( phòng trong).
16:20 19/09/2015
LỆ ĐOÀI ( Lì dui - Li Toé). Huyệt thứ 45 thuộc Vị kinh ( S 45). Tên gọi: Lệ ( có nghĩa là nghiêm khắc, ở đây đặc biệt nói tới Vị.); Đoài ( có nghĩa là một quẻ trong Bát quái, có nghĩa là cửa). Huyệt là huyệt "Tỉnh" của kinh Túc Dương minh Vị và là một trong những nơi quan trọng mà phải đi ngang qua đó, nên có tên là Lệ đoài ( cửa cơ bản).
16:11 19/09/2015
LẬU CỐC ( Lòugu - Leou Kou - Lao You). Huyệt thứ 7 thuộc Tỳ kinh ( SP 7). Tên gọi: Lậu ( có nghĩa là rỉ dột vào hay thấm qua; Cốc ( có nghĩa là thung lũng ở đây nói đến chỗ hõm). Huyệt ở trên mắt cá trong 6 thốn, chỗ hõm ở dưới xương. Kinh mạch của đường kinh này từ đó rỉ thấm phân tán ra. Cho nên gọi là Lậu cốc ( thung lũng rỉ).
11:12 13/09/2015
KINH CỐT ( Jìng gu - Tsing Kou). Huyệt thứ 64 thuộc kinh Bàng quang ( B 64). Tên gọi: Kinh ( có nghĩa là tên giải phẫu của xương thuộc khối bàn chân thứ năm. Huyệt ở sát với xương này, do đó mà có tên Kinh cốt.
22:02 12/10/2014
HIỆP KHÊ ( Xiá xi - Kap Ki). Huyệt thứ 43 thuộc Đởm kinh (G 43). Tên gọi: Hiệp ( có nghĩa là nơi nhỏ và hẹp); Khê ( có nghĩa là khe, dòng nước trong núi không thông ra đâu gọi là khê). Huyệt nằm trong chỗ hõm giữa ngón chân 4 và 5, trên khe của hai ngón chân khép lại với nhau tạo thành một khe rãnh, ở gần giữa đường giới hạn da đen và trắng, phân biệt màu da trên và dưới. Do đó mà có tên là Hiệp khê.
18:40 10/10/2014
HÃM CỐC ( Xiàngu - Sienn Kou). Huyệt thứ 43 thuộc Vị kinh ( S 43). Tên gọi: Hãm ( có nghĩa là chìm, hõm xuống); Cốc ( có nghĩa là hang, núi có chỗ hõm vào). Huyệt nằm trong chỗ hõm giữa các xương. Ở đây được ví như nó với thung lũng giữa các ngọn núi. Thường để chữa các chứng sình bụng, khí hư hạ hãm, nên có tên là Hãm cốc ( Thung lũng chìm).
19:25 08/10/2014
HÀNH GIAN ( Xing Jiàn - Sing Tsienn). Huyệt thứ 2 thuộc Can kinh ( Liv 2). Tên gọi: Hành ( có nghĩa là đi bộ, hay đi ngang qua, con đường đi hay lối đi); Gian ( có nghĩa là ở giữa). Huyệt nằm giữa ngón chân thứ nhất và ngón thứ hai, đường Can kinh đi ngang qua giữa hai ngón. Do đó mà có tên Hành gian.