.

HÒA LIÊU ( NHĨ HÒA LIÊU)

 17:51 12/08/2015

HÒA LIÊU ( Erhéliáo - Ro Tsiao). Huyệt thứ 22 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 22). Tên gọi: Hòa ( có nghĩa là không trái với ai, chức năng bình thường); Liêu ( có nghĩa là kẽ hở, khe hở). Người xưa quan niệm, chức năng bình thường của mũi là phân biệt mùi thơm thối, của miệng là nếm ngũ vị, của tai phân biệt ngũ âm, của mắt để nhìn thấy ngũ sắc. Châm vào huyệt này có thể phục hồi chức năng của tai, mắt, mũi , miệng trở lại bình thường. Do đó mà có tên Hòa liêu. Để phân biệt Hòa liêu ở mũi, người ta gọi huyệt này là Nhĩ Hòa liêu.

hình minh họa (từ internet)

Chương 15: PHẦN II: LỐI SỐNG HIỆP KHÍ ĐẠO: NGUYÊN LÝ BẤT PHÂN TRANH

 22:00 31/12/2013

Tất cả mọi kỹ thuật Hiệp Khí Ðạo bắt đầu và chấm dứt ở nguyên lý bất phân tranh. Vũ trụ là một mối tuyệt đối, và ta chẳng có lý do gì để chống đối lại nó. Chiến chinh sở dĩ mà xuất hiện là bởi vì cái ý tưởng về nhị nguyên thành hình. Người ta quan niệm vũ trụ trong ánh sáng của những ý niệm về nhị nguyên như : hoạt động và bất động (bình tĩnh), hợp và tan, co và giãn, nối và đứt v.v... Bị giam hãm trong cái thế giới nhị nguyên, ta đã rơi vào một thái độ cho rằng đấu tranh là lẽ thường, rằng đây quả thực là một thế giới của luật rừng. Ta đã quên đi mất cái hình thể đích thực của vũ trụ, và ta sẽ chỉ có thể tìm lại thấy nó khi ta đã bước vào thế giới của tuyệt đối. Cái tinh thần căn bản của vũ trụ là nguyên tắc bất phân tranh đó vậy.

hình minh họa (từ internet)

Chương 13: PHẦN II: LỐI SỐNG HIỆP KHÍ ĐẠO: ĂN UỐNG

 21:46 31/12/2013

Mọi vật đều có đời sống của riêng nó. Ta là huynh đệ với muôn loài, bởi vì muôn loài đã cùng sinh ra từ cái khí của một vũ trụ. Vì lý do đó mà cái căn bản tinh thần của Hiệp Khí Ðạo là cái quan niệm theo đó tình thương yêu rộng lớn của vũ trụ cũng là tình thương yêu của ta. Tuy nhiên, sự thật thì ta sống bằng sự hy sinh của những loài vật khác. Khi ta ăn thịt cá hoặc rau, trái, tức là ta đã lấy mất đời của những vật đó để ta có thể sống được.

.

Quy trinh 92: HEN PHẾ QUẢN

 12:28 04/12/2013

I. Đại cương: 1. Quan niệm của YHHĐ: Hen phế quản là trạng thái lâm sàng của sự phản ứng cao độ ở phế quản do nhiều kích thích khác nhau. Biểu hiện lâm sàng đặc trưng là khó thở, tiếng cò cử, phù nề niêm mạc phế quản và tăng tiết nhầy phế quản. Hiện nay tại Việt Nam tỷ lệ hen phế quản khoảng 2-6% dân số và >10% ở trẻ em.

.

Quy trinh 91: VIÊM TẮC ĐỘNG MẠCH CHI

 07:27 04/12/2013

I ĐẠI CƯƠNG: Quan niệm của y học hiện đại: Là một hội chứng bệnh gây tổn thương thành động mạch. Bệnh có thể cấp tính hoặc mãn tính. Hậu quả là thành động mạch bị chít hẹp (gây thiếu máu ngoại vi) hoặc tắc hoàn toàn lòng mạch (gây hoại tử chi) Có nhiều nguyên nhân gây tắc động mạch chi. Nhưng hay gặp là viêm tắc động mạch chi do xơ vữa động mạch (artério – scléro – oblitérant) và viêm mạch gây huyết khối (thrombo-angéite- oblitérant) hay còn gọi là bệnh Buerge. Quan niệm của YHCT: gọi chứng thoát thư nguyên nhân bệnh do độc tà xâm phạm hoặc do ăn uống không điều độ làm kinh mạch bế tắc khí huyết không thông đạt dẫn tới tím lạnh chi, hoại tử đầu chi.

94 quy trinh KT YHCT

Quy trinh 63:ĐIỀU TRỊ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

 12:40 03/12/2013

I. ĐẠI CƯƠNG Tăng huyết áp động mạch ở người trưởng thành được xác định khi huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90mmHg. Y học cổ truyền xếp bệnh tăng huyết áp thuộc phạm vi một số chứng ”huyễn vựng”, ”đầu thống”, ”chính xung”. Huyễn vựng là thuật ngữ y học cổ truyền để mô tả một tình trạng bệnh lý có biểu hiện hoa mắt chóng mặt, choáng váng xây xẩm, chòng chành như ngồi trên thuyền. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân chính gây ra chứng huyễn vựng là do các yếu tố thất tình, ẩm thực bất điều và nội thương hư tổn, ảnh hưởng chính đến các tạng tâm, can, tỳ và thận.

Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây