.

THÁI ẤT

 21:34 12/05/2016

THÁI ẤT ( TaiYi - Tae). Huyệt thứ 23 thuộc Vị kinh ( S 23). Tên gọi: Thái ( có nghĩa là lớn lao, vĩ đại hay quan trọng); Ất ( có nghĩa là một). Ở đây muốn nói đến vũ trụ vĩ đại bao la mà sự lớn lên và phát triển của tất cả các sự vật trên thế giới này đều phải phụ thuộc vào nó, cũng như Tỳ và Vị được xem như nguồn hậu thiên chế tạo sản sinh ra khí, sau đó thay thế khí tiên thiên ( bẩm sinh) của cơ thể. Huyệt có khả năng đẩy mạnh chức năng của Tỳ và Vị là nguồn năng lượng của cơ thể. Nên có tên là Thái ất.

.

QUY LAI

 18:13 15/02/2016

QUY LAI ( Gùilái - Kaé Laé). Huyệt thứ 29 thuộc Vị kinh ( S 29). Tên gọi: Quy ( có nghĩa là trở lại); Lai ( có nghĩa là trở lại), Hễ các chứng bệnh khí hãm hạ trụy, khí nghịch thượng xung hoặc khí loạn bất thuận gây ra thoát vị, sa sinh dục, bạch đới, đau trong ngọc hành, kinh nguyệt không đều, bôn đồn, đau bụng dưới. Châm huyệt này chủ yếu để điều trị: sa tử cung, phục hồi kinh nguyệt trở lại bình thường, khả năng sinh đẻ của phụ nữ cúng như làm trở lại những chứng thoát vị, nên gọi là Quy lai.

.

PHÚC AI

 18:12 21/12/2015

PHÚC AI ( Fú ài - Fou Hai - Fou Ngáe). Huyệt thứ 16 thuộc Tỳ kinh ( SP 16). Tên gọi: Phúc ( có nghĩa là bụng); Ai ( có nghĩa là đau thương ai oán, cũng còn có ý yêu thương che chở). Phúc ai là chỉ về vùng bụng bọc lấy trường vị , là nơi cư ngụ của Thổ khí, cần thêm sự yêu thương che chở để tránh trong bụng đau đớn, huyệt lại chữa được bệnh trong bụng đau đớn có hiệu quả nên gọi là Phúc ai.

.

NGŨ KHU

 17:43 30/11/2015

NGŨ KHU ( Wushù - Ou Tchrou). Huyệt thứ 27 thuộc Đởm kinh ( G 27). Tên gọi: Ngũ ( có nghĩa là 5, ở đây nói đến ngũ tạng); Khu ( có nghĩa là then cửa, then chốt, trụ, cái gì đó quan trọng). Huyệt này ở với mức Quan nguyên, dọc theo Đan điền, nơi mà khí ngũ tạng đổ về. Do đó, mà có tên Ngũ khu ( then chốt quan trọng của Ngũ tạng).

.

HỘI ÂM

 18:29 15/08/2015

HỘI ÂM ( Huìyìn - Roé Inn). Huyệt thứ 1 thuộc Nhâm mạch ( CV 1). Tên gọi: Hội ( có nghĩa là cùng đổ về). Âm ở đây nói đến cả cơ quan sinh dục dục và hậu môn). Huyệt nằm giữa hai bộ phận sinh dục ngoài và hậu môn. Theo Y học cổ truyền đáy chậu được xem như phần âm của cơ thể, đó cũng là nơi khởi đầu đối với sự phân bố bề mặt của mạch Nhâm, Đốc và Xung.Trong " Châm cứu đại thành" ghi rằng: " Những mạch Nhâm, Đốc và Xung nổi lên từ vùng giữa hậu môn và bộ phận sinh dục ngoài. Nhâm mạch bắt đầu từ đáy chậu và đi lên bụng. Đốc mạch đi lên từ đáy chậu đến lưng, Xung mạch cũng bắt đầu từ đó hòa nhập với Túc Thiếu âm Thận kinh". Tất cả 3 kinh ấy qui tụ ở huyệt này nên gọi là Hội âm.

.

ĐÁI MẠCH

 19:49 19/09/2014

ĐÁI MẠCH ( Dài mài). Tên khác: Đới mạch. Huyệt thứ 26 thuộc Đởm kinh ( G 26 ). Tên gọi: Đái ( có nghĩa nịt, dây lưng quần); Mạch ( có nghĩa là đương lưu hành của khí huyết. Huyệt nằm ở trên bụng, nơi dây lưng quần đi qua. Do đó có tên Đái mạch

.

BÀNG QUANG DU

 18:39 27/08/2014

BÀNG QUANG DU ( Pángguàngshù). Huyệt thứ 28 thuộc Bàng quang kinh ( B 28). Tên gọi: Bàng quang ( có nghĩa là Bọng đái) ; Du ( nghĩa là huyệt, nơi khí ra vào). Huyệt nằm tương ứng với Bàng quang, là chỗ khí của bàng quang di chuyển và rót về. Chủ trị bệnh của Bàng quang, nên gọi là bàng quang du.

.

BÁT MẠCH KỲ KINH : MẠCH NHÂM - MẠCH ÂM KIỂU

 17:07 05/07/2014

Mạch Nhâm và mạch Âm kiểu là hệ thống thứ 2 mang tính chất âm của 8 mạch khác kinh. Một cách tổng quát, mạch Nhâm hội khí của 3 kinh âm và điều hòa phần trước của cơ thể; mạch Âm kiểu điều hòa phần trước của bụng. Như thế mạch Nhâm và mạch âm kiểu có cùng một số tính chất chung: − Điều hòa khí âm ở phần trước cơ thể. − Có những huyệt hội chung với nhau (Tình minh và Trung cực).

Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây