19:40 22/06/2014
Vừa qua, tại Genève, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố báo cáo toàn cầu đầu tiên về kháng sinh. Bản báo cáo cho thấy tính nghiêm trọng của hiện tượng kháng kháng sinh, đe dọa sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới. Báo cáo mới của WHO với dữ liệu từ 114 quốc gia đã cung cấp hình ảnh toàn diện nhất về kháng kháng sinh cho đến nay.
15:06 06/03/2014
Với mục tiêu từng bước củng cố và nâng cao hơn nữa trình độ của cán bộ làm công tác YHCT tại tuyến cơ sở, được sự hỗ trợ của Tổ chức y tế thế giới, Bệnh viện y học cổ truyền Trung ương biên soạn cuốn sách " Cẩm nang chẩn đoán, điều trị y học cổ truyền cho y tế tuyến cơ sở".
18:40 12/02/2014
Kinh Dịch là cuốn sách triết học cổ phương đông được học tập, nghiên cứu và ứng dụng trong các ngành như thiên văn, lịch toán, nông nghiệp, kiến trúc và được ứng dụng rất nhiều trong y học. Kinh Dịch là một cuốn sách sử dụng hoàn toàn ngôn ngữ cổ, do đó việc học tập, nghiên cứu cũng như vận dụng trong y học gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên Kinh Dịch được nhiều người tìm hiểu vì cuốn sách này tổng kết được nhiều kinh nghiệm và những hiểu biết về thế giới khách quan. Nhằm giúp bạn đọc muốn tìm hiểu về Kinh Dịch, nhất là các bạn đọc là thầy thuốc, giảng viên y học cổ truyền hiểu và vận dụng được Kinh Dịch nhằm nâng cao lý luận y học cổ truyền trong điều trị, giảng dạy và nghiên cứu. Tác giả đã tập hợp được nhiều tài liệu về Dịch học, phân tích, bình giảng, hệ thống hóa và trình bày một cách rõ ràng, có kết hợp với mộ số ví dụ minh họa dễ hiểu.
22:20 31/12/2013
Học thì dễ hơn dạy. Thật là dễ dàng nếu bạn chỉ giảng một điều gì cho ai mà không cần người đó hiểu điều ấy hay không, nhưng nếu bạn hướng dẫn thực cẩn thận và dạy một cách vô tư với mong ước là học trò của bạn có thể thấu triệt được môn học, mà luôn luôn chú ý tới cá tính và thói quen của từng cá nhân, thì đó chẳng phải là điều dễ. Dạy Hiệp Khí Ðạo còn đặc biệt khó khăn nữa, bởi lẽ trong khi dạy nó ta phải nâng con người từ thế giới vật chất lên thế giới tâm linh ; ta phải dạy sự hợp nhất thể xác và tinh thần và dắt môn sinh của ta tới trình độ họ có thể đem ứng dụng những điều ta dạy họ vào trong thực tế. Lẽ tất nhiên là ông thầy phải đã thấu hiểu, đã ứng dụng vào thực tế, và đã phải tin tưởng vào điều ông ta dạy. Nếu ta dạy những qui luật của vũ trụ một cách bừa bãi, cũng thể như người mù dắt người mù, thì chẳng thể nào nói trước được là ta sẽ đi vào con đường lầm lẫn nào. Muốn dạy, ta phải mở tầm mắt ta ra cho rộng và chấp nhận hoàn toàn phần trách nhiệm về điều ta làm.
21:39 31/12/2013
Thế giới chung quanh ta càng trở nên phức tạp bao nhiêu, thì sự mệt mỏi về thần kinh của ta lại càng trầm trọng bấy nhiêu. Rất nhiều người bị cái tình trạng phức tạp đó làm hao hư cả thể xác lẫn tinh thần cho dù họ có muốn kháng cự lại, hoặc họ có bỏ tay đầu hàng.
21:05 31/12/2013
TINH THẦN YÊU THƯƠNG VÀ BẢO VỆ MUÔN LOÀI Mọi sự vật đổi thay tùy theo cái lối ngắm nhìn chúng. Vũ trụ thì thường xuyên trưởng thành và phát triển, và cái diễn trình hủy và diệt luôn luôn tiếp diễn. Tuy rằng đạo Cơ đốc dạy rằng Chúa là Tình Yêu, và đạo Phật dạy rằng vũ trụ là tình thương, nhưng có rất nhiều người lại cho rằng vũ trụ thì vô tâm. Nếu ta ngắm nhìn cái khía cạnh sinh và thành của vũ trụ, thì nó có vẻ như là tình yêu, nhưng trái lại nếu ta nhìn nó ở khía cạnh hủy và diệt, thì ta lại tin rằng vũ trụ quả thực là vô tâm. Vũ trụ chính nó thì chẳng nói gì hết, và phó mặc cho ai muốn nghĩ thế nào cũng được. Nếu ta muốn tạo ra một thế giới hỗn loạn và một cuộc đời đau khổ, ta chỉ cần có một khí âm, rồi ngắm nhìn mọi sự qua cái khí đó, và cho vũ trụ là vô tâm. Khi tinh thần bạn tiêu cực, thì cho dù trong hoàn cảnh tươi sáng hoặc tối đen, bạn sẽ vẫn luôn luôn cảm thấy bị ma quỷ ám ảnh. Mọi điều bạn nghe thấy hoặc trông thấy đều chẳng làm cho bạn thích thú, và rồi bạn không còn cố gắng để tìm hiểu tình yêu của vũ trụ.
19:20 31/12/2013
GIÁ TRỊ CUỘC ĐỜI TA Đời chúng là là một phần của vũ trụ. Nếu ta hiểu rằng đời ta đã từ vũ trụ mà ra, rằng ta đã tới thế giới này để sống, thì ta phải tự hỏi tại sao vũ trụ lại cho ta đời sống. Trong Nhật ngữ chúng tôi có dùng câu suiseimushi, nó có nghĩa là lúc sinh ra đã say sưa và lúc chết đi vẫn còn mơ mộng để diễn tả một trạng thái con người sinh ra không hiểu nghĩa lý của sự sinh và chết đi cũng vẫn chẳng hiểu gì hơn. Sinh ra như một bọt nước, và sống trên đời chỉ để lập đi lập lại cái quá trình ăn uống, bài tiết rồi ngủ, thì quả là sống một cuộc đời vô nghĩa. Chết đi mà vẫn còn mơ mơ mộng mộng thì cũng được đi, nhưng những người như thế thì lúc gần chết sẽ buồn phiền vô kể.
19:03 31/12/2013
Văn minh và văn hóa càng tiến triển bao nhiêu, thì công việc tổ chức thế giới chúng ta càng đa diện và phức tạp bấy nhiêu. Ngày xưa nếp sống của những dân tộc sơ khai còn giản dị, phạm vi liên lạc của họ còn nhỏ hẹp, và những điều mà họ thực sự phải nghĩ tới là một chốn để ở, thức gì để ăn, đồ gì để bận, và thứ gì để làm vũ khí chống lại những kẻ thù ác liệt của họ.
18:53 19/12/2013
1.ĐẠI CƯƠNG: Từ ngàn xưa, sách Nội kinh Trung quốc đã nêu ra những nguyên lý dưỡng sinh để giữ gìn sức khỏe sống lâu; ở Ấn độ có phương pháp tập luyện Yoga nổi tiếng thế giới để tăng cường sức khỏe và tuổi thọ; Tuệ Tĩnh, Lãn Ông – các danh y cổ truyền Việt nam – cũng đã viết sách hướng dẫn dưỡng sinh để bảo vệ sức khỏe, phòng bệnh.