.

TÂM DU

 11:19 06/03/2016

TÂM DU ( Xinshù - Sinn Chou). Huyệt thứ 15 thuộc Bàng quang kinh ( B 15). Tên gọi: Tâm ( có nghĩa là hiểu theo giải phẫu là tim); Du ( có nghĩa là huyệt, nơi khí ra vào). Huyệt sát với tim và qua nơi đó tâm khí rót vào cơ thể. Nó có dấu hiệu chủ yếu ở sự rối loạn tim, do đó mà có tên Tâm du.

.

ÔN LƯU

 11:48 12/12/2015

ÔN LƯU ( Wèn lìu - Oenn Leou). Huyệt thứ 7 thuộc Đại trường kinh ( LI 7). Tên gọi: Ôn ( có nghĩa là ấm, chỉ Dương); Lưu ( có nghĩa là lưu thông, chảy vào). Huyệt có tác dụng làm ấm kinh, lưu thông làm xua tan hàn khí, nên có tên Ôn lưu ( làm ấm kinh)

.

NHIÊN CỐC

 18:24 04/12/2015

NHIÊN CỐC ( Rángu - Jenn Kou). Huyệt thứ 2 thuộc Thận kinh ( K 2). Tên gọi: Nhiên ( có nghĩa là tên giải phẫu xưa gọi tên của xương thuyền ở gan bàn chân, gọi Nhiên cốt.); Cốc ( có nghĩa là chỗ hõm ở núi). Huyệt được xác định ở bờ dưới của xương này, nên gọi là Nhiên cốc.

.

NHÂN TRUNG

 19:32 02/12/2015

NHÂN TRUNG ( Shui gòu). Huyệt thứ 26 thuộc Đốc mạch . Còn có tên khác là Thủy cấu. Tên gọi: Thủy ( có nghĩa là nước); Cấu ( có nghĩa là rãnh). Huyệt nằm trên rãnh nước nên có tên gọi là Thủy cấu.

.

MỆNH MÔN

 18:12 02/11/2015

MỆNH MÔN ( Mingmén - Ming Menn). Huyệt thứ 4 thuộc Đốc mạch ( GV 4). Tên gọi: Mệnh ( có nghĩa là những sự cùng, thông, được, hỏng, hình như có cái gì chủ trương, sức người không làm được gọi là mệnh. Cần cho sự sống và cuộc sống); Môn ( có nghĩa là cái cổng). Huyệt quan trọng mang hàm ý cửa ngỏ của đời sống. Huyệt Mệnh môn nằm giữa hai huyệt Thận du là một huyệt quan trọng trong việc chữa trị những rối loạn liên quan tới Thận dương là nền móng cơ bản của sự sống.

.

LƯ TỨC

 17:50 27/09/2015

LƯ TỨC ( Lú Xí - Lou Sí). Huyệt thứ 19 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 19). Tên gọi: Lư ( có nghĩa là cái sọ, cái đầu lâu); Tức ( có nghĩa là hơi thở, nghỉ ngơi). Huyệt có thể là bớt đau đầu, trị động kinh của trẻ con và trấn tỉnh được tinh thần. Do đó mà có tên là lư tức ( nghỉ ngơi ở đầu sọ).

.

KIM MÔN

 11:06 13/09/2015

KIM MÔN ( Jìn mén - Tsinn Menn). Huyệt thứ 63 thuộc Bàng quang kinh ( B 63). Tên gọi: Kim ( có nghĩa là vàng, giá trị lớn); Môn ( có nghĩa là cổng hay cửa lớn). Huyệt quan trọng của kinh Bàng quang có giá trị như vàng, nên có tên Kim môn.

.

Ô DƯỢC

 18:06 18/08/2015

Ô DƯỢC ( Radix linderae strychnifoliae) Ô dược hay Thiên thai ô dược dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách " Bản thảo thập di" là rễ phơi hay sấy khô của cây Thiên thai Ô dược Lindera Strychnifolia ( Sieb et Zucc ) hay cây Dầu đắng ( Ô dược nam) Lindera myrrha ( Lour) đều thuộc họ Long não ( Lauraceae). Ngoài ra, ở nước ta và Trung quốc còn có loại Vệ châu Ô dược Cocculus laurifolius DC thuộc họ Tiết dê ( Menispermaceae).Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XVI - Hành khí.

Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây