.

HẠ QUẢN

 18:32 10/10/2014

HẠ QUẢN ( Xiàwăn - Sia Koann). Huyệt thứ 10 thuộc Nhâm mạch ( CV 10). Tên gọi: Hạ ( có nghĩa là thấp hay ở dưới); Quản ( ở đây có nghĩa là dạ dày). Huyệt nằm trên rốn 2 thốn ( Thần khuyết), nó ở mức biên giới dưới của dạ dày so với mức biên giới trên ( Thượng quản), nên có tên là Hạ quản.

.

HẠ CỰ HƯ

 19:38 08/10/2014

HẠ CỰ HƯ ( Xiàjùxú - Sia Tsiou Sou). Huyệt thứ 39 thuộc Vị kinh ( S 39). Tên gọi: Hạ ( có nghĩa là ở dưới, trái với Thượng ở trên ( Thượng cự hư). Ở đây nói đến phần dưới của chân. Cự ( có nghĩa là lớn, vĩ đại); Hư ( có nghĩa là chỗ trống, ý nói đến khoảng trống giữa xương chày và xương mác. Huyệt nằm ở chỗ hõm của chân, nó cũng là Hạ hợp huyệt của kinh Thủ thái dương tiểu trường, thường biểu hiện sự rối loạn của tiểu trường. Do đó mà có tên là Hạ cự hư ( chỗ trống lớn ở dưới).

.

HÀNH GIAN

 19:25 08/10/2014

HÀNH GIAN ( Xing Jiàn - Sing Tsienn). Huyệt thứ 2 thuộc Can kinh ( Liv 2). Tên gọi: Hành ( có nghĩa là đi bộ, hay đi ngang qua, con đường đi hay lối đi); Gian ( có nghĩa là ở giữa). Huyệt nằm giữa ngón chân thứ nhất và ngón thứ hai, đường Can kinh đi ngang qua giữa hai ngón. Do đó mà có tên Hành gian.

.

HÀM YẾN

 19:15 08/10/2014

HÀM YẾN ( Hàm Yàn- Ham Ienn). Huyệt thứ 4 thuộc Đởm kinh ( G4). Tên gọi: Hàm ( có nghĩa là: cằm, gật đầu); Yến ( có nghĩa là: đầy đủ, duỗi ra). Huyệt ở dưới Đầu duy và ở trên cơ thái dương. Khi khớp hàm dưới chuyển động, cơ được duỗi ra. Do đó mà có tên là Hàm yến.

.

GIẢI KHÊ

 19:05 05/10/2014

GIẢI KHÊ ( Jiexì - Tsié Tsri). Huyệt thứ 41 thuộc Vị kinh ( S 41). Tên gọi: Giải ( có nghĩa là mở hay làm giảm bớt); Khê ( có nghĩa khe, ở đây có nghĩa là chỗ hõm). Huyệt ở trên khối xương cổ chân nơi chỗ lõm giữa hai gân. Nếu một khi dây giày được thắt quá chật sẽ thấy sức thắt ép chặt ở vùng này, khi nói vòng dây ra nó sẽ dễ chịu, nên gọi là Giải khê.

.

ĐỞM DU

 19:40 01/10/2014

ĐỞM DU ( Dănshù - Tann chou). Huyệt thứ 19 thuộc Bàng quang kinh ( B 19). Tên gọi: Đởm ( có nghĩa theo giải phẫu là mật); Du ( có nghĩa là huyệt nói khí ra vào). Huyệt này bên trong tương ứng với Đởm, là nơi đởm khí rót về. Nó biểu hiện dấu hiệu chủ yếu ở sự rối loạn của đởm. Cho nên gọi là Đởm du (huyệt mật).

.

LONG NHÃN

 18:07 30/09/2014

LONG NHÃN ( Arillus Euphoriae Longanae) Long nhãn nhục được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh với tên gọi là Long nhãn, còn có tên gọi là Quế viên nhục, Ích trí, Lệ chi nô, Á lệ chi. Long nhãn nhục là cùi hạ phơi hay sấy khô nửa chừng của quả cây Long nhãn ( Euphoria longana Lamk, Euphoria longana (Lour) Steud) , thuộc họ Bồ hòn ( Sapindaceae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXV - Bổ huyết.

.

LINH CHI

 11:54 27/09/2014

LINH CHI Linh chi là vị thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh là một loại nấm thực vật, có nhiều tên gọi khác nhau như Linh chi thảo, Nấm Trường thọ, Nấm Lim, Thuốc Thần tiên, Hổ nhũ Linh chi, Mộc Linh chi, Tử linh chi. Tên khoa học là Ganoderma Japonicum (Fr.) Lloyd ( Linh chi màu tím) là loại thường dùng hoặc Ganoderma lucidum ( Leyss. ex Fr.) Karst ( Linh chi màu đỏ). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XIV - An thần.

.

ĐẠI LĂNG

 18:42 24/09/2014

ĐẠI LĂNG ( Dàling - Ta ling). Huyệt thứ 7 thuộc Tâm bào lạc kinh ( P7). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là to, lớn); Lăng ( có nghĩa là có gò, đống đất cao). Huyệt ở sau cổ tay, do đó có tên là Đại lăng ( gò lớn).

.

LẠC TIÊN

 18:47 23/09/2014

Lạc tiên có tên gọi khác là chùm bao, dây nhãn lồng, dây lưới, mắm nêm, dây bầu đường, mỏ pỉ, quánh mon (Tày), co hồng tiên (Thái) tây phiên liên. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XIV - An thần.

Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây