206 BÀI THUỐC NHẬT BẢN - Bài thuốc vần C

Thứ năm - 17/04/2014 05:48
Các bài thuốc đều sử dụng các dược liệu Bắc Nam quen thuộc không khó kiếm, lại thuyết minh công dụng theo khái niệm của Y học hiện đại về bệnh tật và tàn phế rất thích hợp cho các thầy thuốc nước ta kể cả đông y và tây y nghiên cứu, hành nghề y học cổ truyền và kết hợp đông tây y. Với ý thức coi trọng vốn y học cổ truyền và thắt chặt mối giao lưu hữu nghị giữa các nền y học Việt - Nhật đang đầy triển vọng ra hoa kết quả. Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương đã trân trọng giới thiệu cuốn sách quý này, phổ biến rộng rãi trên Website của Viện.
.
.

 Bài 32: CAM MẠCH ĐẠI TÁO THANG (KAM BAKU TAI SO TO)
 

- Thành phần và phân lượng:

 Cam thảo                    5g  Đại táo                        6g
 Tiểu mạch                 20g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Chữa khóc đêm và co giật.

- Giải thích:
     +Theo Kim quỹ yếu lược, trong phần "Các triệu chứng và trị liệu tạp bệnh của phụ nữ" ở chương 22 có viết: Người phụ nữ mắc chứng tạng táo (hysteria) đôi lúc kêu khóc rất thảm thương, người trông như mỏi mệt vì chuyện gì đó, ngáp vặt liên tục. Những người như vậy nên dùng Cam mạch đại táo thang. Nhưng trong đông y, người ta ứng dụng bài thuốc này để chữa nhiều bệnh khác nữa.

     + Theo các tài liệu tham khảo như Chẩn liệu y điển, Thực tế trị liệu, ... thuốc này có tác dụng làm dịu sự hưng phấn thần kinh, làm dịu những cơn co giật cấp tính. Thuốc trị các chứng hysteria, bệnh múa giật, tâm thần (bệnh buồn, bệnh cuồng loạn, bệnh khóc, bệnh cười), bệnh mộng du, trẻ em khóc đêm, chứng mất ngủ, động kinh, co thắt dạ dày, co thắt tử cung, ho có tính chất co thắt, có cảm giác dị vật ở đầu cuống họng.

Đây là bài thuốc dùng cho phụ nữ và trẻ em, đàn ông dùng ít hiệu nghiệm.


 Bài 30: CAM THẢO TẢ TÂM THANG (KAN ZO SHA SHIN TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Bán hạ                   4 - 5g  Hoàng cầm        2,5 - 3g
 Can khương      2 - 2,5g  Nhân sâm                2,5g
 Cam thảo           3 - 4,5g  Đại táo                    2,5g
 Hoàng liên               1,0g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị các chứng viêm vị tràng, viêm khoang miệng, hơi thở hôi, chứng mất ngủ và chứng thần kinh ở những người cảm thấy đầy tức hõm thượng vị.

- Giải thích:

     + Theo Thương hàn luậnKim quỹ yếu lược: Đây là bài Bán hạ tả tâm thang thêm Cam thảo. Thuốc được dùng khi vùng thượng vị có cảm giác đầy tức, bụng sôi lụp bụp, ỉa lỏng hoặc khi tâm thần bất an không ngủ được. Trong bài thuốc này người ta dùng Can khương, nhưng có thể dùng Sinh khương cũng được.

     + Theo các tài liệu tham khảo như Chẩn liệu y điển, Đông y đó đây, v.v... thuốc này dùng để trị đầy cứng vùng thượng vị, sôi bụng và ỉa lỏng, nhưng không phải là kiết lị và bụng cũng không đau lắm. Bài thuốc này dùng để trị các chứng của bài Bán hạ tả tâm thang: bụng sôi, ǎn không tiêu, ỉa lỏng hoặc không ỉa lỏng nhưng người bồn chồn không yên. Bài này còn được dùng trị các bệnh viêm ruột, viêm khoang miệng, bệnh thần kinh, bệnh mộng du và chứng mất ngủ khi vị tràng suy nhược vì nóng khiến cho mơ mộng liên tục không thể ngủ ngon giấc.

Thuốc này còn được dùng trị viêm niêm mạc ruột mạn tính.

 

 Bài 31: CAM THẢO THANG (KAN ZO TO)

- Thành phần và phân lượng: Cam thảo 5 - 8g.

- Cách dùng và lượng dùng:

1. Tán: mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 0,5g.

2. Thang.

- Cách dùng cụ thể: Sắc với 300 ml nước, lấy 200ml, uống mỗi lần 100ml. Khi uống họng đau, ngậm cam thảo một lúc rồi nhai nuốt ít một.

- Công dụng hoặc hiệu quả: Giảm ho, giảm đau họng.

- Giải thích:

     + Theo sách Thương hàn luận: Người đau họng nên dùng Cam thảo thang, nếu không đỡ thì dùng Cát cánh thang. Đây là bài thuốc một vị được dùng rộng rãi trị các chứng đau họng, viêm họng cấp tính, nó còn được coi là bài Vong ưu thang hoặc Độc thắng tán. Cam thảo là vị thuốc có tác dụng làm giảm bệnh trạng cấp bách, cho nên không chỉ trị đau họng, mà cam thảo còn được sử dụng rộng rãi khi da hoặc niêm mạc đau đớn dữ dội, chẳng hạn như khi họng đau cấp dữ dội, ho dữ, đau bụng và đau rǎng cấp, đau trĩ hoặc lòi rom tới mức không chịu nổi, chân tay đau như có kim châm, thì bài thuốc này cũng khá hiệu nghiệm. Do đó, Cam thảo không chỉ dùng làm thuốc uống trong mà còn dùng nước thuốc sắc để chườm chỗ đau.
Theo các tài liệu tham khảo, đây là bài thuốc có tác dụng hòa hoãn dùng làm giảm tình trạng cấp bách do khí nghịch (hưng phấn thần kinh) gây ra, đôi khi được dùng để chống co thắt dạ dày, ho có tính chất do co thắt, khàn tiếng, tức thở, bí tiểu tiện, đau đường tiết niệu, ngộ độc thuốc và các loại ngộ độc khác. Cam thảo làm dịu cơn đau nhưng có người vì nó mà bệnh lại thể hiện dưới dạng phù, tǎng huyết áp hoặc ợ nóng.

Cam thảo thang là tên khác của bài Độc thắng tán và bài Vong ưu thang có tác dụng hòa hoãn dùng làm giảm tình trạng cấp bách do hưng phấn thần kinh gây ra, đôi khi còn được dùng khi co thắt dạ dày. Thuốc này uống để chữa các chứng viêm nhiễm, sưng tấy nhẹ, họng đau dữ, ho nhiều có tính co thắt. Dùng làm thuốc chườm nóng bên ngoài khi trĩ nội hoặc lòi rom đau dữ, khi bộ phận sinh dục sưng lên hoặc đau dữ. Thuốc này còn dùng để uống khi viêm họng cấp tính, dạ dày co thắt, ho, đau rǎng, tức thở, bí tiểu tiện, đau đường tiết niệu, khàn tiếng, ngộ độc thuốc và các loại ngộ độc khác; dùng ngoài khi trĩ nội, đau lòi rom, đau loét, v.v...

Thuốc có tác dụng trị đau dữ dội, bài thuốc được ứng dụng trong các trường hợp đau họng cấp, ho cấp và đau bụng cấp.

Thuốc dùng để chữa đau bụng cũng có tác dụng rõ rệt. Gần đây, người ta cho rằng Cam thảo có tác dụng trị viêm loét dạ dày, song Cam thảo dùng để trị tất cả các dạng đau cấp tính. Khi bị đau dữ dội vì viêm loét dạ dày, dùng Cam thảo có thể làm dịu được cơn đau, nhưng cũng có người vì vậy, bệnh lại thể hiện dưới dạng phù thũng hoặc huyết áp tǎng hoặc ợ khí nóng, trong bệnh thiếu âm có các chứng như chức nǎng chuyển hóa bị suy yếu, tay chân lạnh, mạch trầm tế, thiếu sinh khí.

 

 Bài 29: CAN KHƯƠNG NHÂN SÂM BÁN HẠ HOÀN (KAN KYO NIN ZIN HAN GE GAN)

- Thành phần và phân lượng:

 Can khương và chỉ dùng Can khương      1 - 3g
 Nhân sâm                                                      1 - 3g
 Bán hạ                                                           2 - 6g

- Cách dùng và lượng dùng:

1. Tán: mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1-1,5g.

2. Thang: Khối lượng ghi trên là lượng dùng trong 1 ngày.

- Công dụng: Thuốc dùng cho những người ốm nghén, viêm hoặc mất trương lực dạ dày ở những người thể lực yếu, nôn mửa và mửa liên tục.

- Giải thích:

     + Theo sách Kim quỹ yếu lược: Đây là bài Tiểu bán hạ thang có thêm và bớt một số vị, bỏ Gừng tươi để thay bằng Gừng khô, thêm Nhân sâm. Thuốc dùng cho những người ốm nghén, nôn mửa kéo dài.

     + Theo Chẩn liệu y điển: Bị nôn mửa kéo dài, nhất là nôn mửa trong thời kỳ nghén thì dùng bài Can khương nhân sâm bán hạ hoàn chung với bài Ô mai hoàn sẽ có hiệu quả rõ rệt. Sách Kim quỹ yếu lược có ghi: Những người khi chửa nôn mửa không dứt thì phải dùng Can khương nhân sâm bán hạ hoàn. Nôn mửa nên dùng Tiểu bán hạ thang, Tiểu bán hạ gia Phục linh thang mà vẫn không dứt thì dùng bài thuốc này.

     Ốm nghén ngày càng nặng, người khó chịu, nôn mửa kéo dài, có triệu chứng suy nhược toàn thân, bụng nhũn yếu, mạch tế nhược, ǎn uống vào nôn ra ngay, ǎn không được, uống thuốc cũng không được thì dùng thuốc này rất hiệu nghiệm.

     + Theo Giải thích các bài thuốc: Thuốc dùng cho những người nôn mửa không dứt, vùng thượng vị đầy tức. Trong trường hợp đó, đảm bảo thuốc này sẽ có hiệu nghiệm.

 

 Bài 22: CÁT CǍN THANG GIA XUYÊN KHUNG TÂN DI (KAK KON TO KA SEN KYU SHIN I)

- Thành phần và phân lượng:
Ngoài các thành phần của bài Cát cǎn thang, thêm:

 Xuyên khung           2 - 3g  Tân di                      2 - 3g

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Chữa tắc mũi, chứng tích mủ, viêm mũi mạn tính.

- Giải thích:

     + Theo sách Bản triều kinh nghiệm: Đây là bài thuốc dân gian, người ta thêm các vị Tân di thường được dùng trị bệnh tắc mũi và tích mủ, Xuyên khung có tác dụng làm giảm đau và có tác dụng với não vào bài Cát cǎn thang. Vốn dĩ bài thuốc này được dùng cho những người bị tắc mũi, viêm mũi mạn tính là những chứng của bài Cát cǎn thang, sau đó bài thuốc thường được dùng như một bài thuốc chữa các bệnh viêm mũi nói chung và chứng tích mủ. Các sách ngày nay chỉ ghi đây là bài Cát cǎn thang có thêm hai vị Xuyên khung và Tân di chứ không ghi rõ phân lượng của hai vị này, do đó, chúng tôi đã tham khảo phân lượng của Xuyên khung và Tân di trong các bài thuốc khác.

     + Theo Giải thích các bài thuốc: Trong bài Tân di thanh phế thang, phân lượng của Tân di là 2,0g.

     + Theo Thực tế ứng dụng: Sách này ghi rằng đối với những người bị bệnh về mũi thì thêm hai vị Xuyên khung và Tân di. Nhưng không ghi phân lượng của vị Tân di.

     + Theo Đông y đại tự điển: Phân lượng của Tân di là 2,0g và đối với những người có chiều hướng bí đại tiện thì thêm 2,0g Xuyên khung.

     + Theo Những bài thuốc lâm sàng đông y: Trong bài Cát cǎn thang gia cát cánh thạch cao tân di thì phân lượng của Tân di là 3,0g.

 

 Bài 19: CÁT CǍN HOÀNG LIÊN HOÀNG CẦM THANG (KAK KON O REN O GON TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Cát cǎn             5 - 6g  Hoàng liên             3g
 Hoàng cầm            3g  Cam thảo              2g

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

Sắc với 8 thǎng nước giảm còn 3 thǎng rồi bỏ 3 vị kia vào sắc tiếp lấy 2 thǎng, bỏ bã, chia uống làm hai lần khi thuốc còn ấm.

- Công dụng: Dùng trong trường hợp bị viêm cấp tính, viêm miệng, viêm lưỡi, đau vai, mất ngủ.

- Giải thích:

     + Theo sách Thương hàn luận: thuốc dùng trong trường hợp bị sốt có ỉa chảy, cổ và vai đau, vùng lõm thượng vị đầy tức, đổ mồ hôi và thở có tiếng khò khè.

     + Theo Đông y đó đây: bài Cát cǎn hoàng liên hoàng cầm thang còn trị sởi với triệu chứng sốt cao, ho và ỉa chảy.

     + Theo các tài liệu tham khảo khác: bài thuốc này còn dùng điều trị tǎng huyết áp, hoặc dùng trong trường hợp lý nhiệt dữ dội, biểu cũng nhiệt và do biểu lý uất nhiệt mà thượng vị bị đầy tức, ỉa chảy, xuyễn thở, ra mồ hôi, mạch đập tǎng nhanh.

 

 Bài 20: CÁT CǍN HỒNG HOA THANG (KAK KON KO KA TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Cát cǎn                      3g  Thược dược          3g
 Địa hoàng                 3g  Hoàng liên           1,5g
 Sơn chi tử             1,5g  Hồng hoa             1,0g
 Đại hoàng     0,5 - 1,0g  Cam thảo             1,0g

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Trị bệnh mũi đỏ, rám da.

- Giải thích:
     + Theo sách Phương dư nghệ: Đây là thuốc chuyên dụng chữa bệnh mũi đỏ, thuốc này phải dùng liên tục một thời gian dài.

    + Các tài liệu tham khảo đều cho thấy: Đây là bài thuốc dùng để "trị bệnh mũi đỏ". Đối với những người bị nặng thì vừa uống thuốc này vừa dùng Tứ vật lưu hoàng tán để bôi ngoài. Đối với những người bệnh trạng chưa nặng hoặc còn nhẹ thì chỉ cần uống thuốc này một thời gian. Ngoài ra, có thể dùng phương pháp thích lạc (đưa kim vào tĩnh mạch ở khớp để lấy máu) để rút máu độc. Có thể uống liên tục một thời gian bài Hoàng liên giải độc thang cũng được.

Đây là bài thuốc chuyên trị bệnh mũi đỏ.

 

 Bài 21: CÁT CǍN THANG (KAK KON TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Cát cǎn                        8g  Ma hoàng                    4g
 Đại táo                         4g  Quế chi                        3g
 Thược dược               3g  Cam thảo                    2g
 Can sinh khương       1g  

hoặc: 

 Cát cǎn                          4g  Ma hoàng                      3g
 Đại táo                          3g  Quế chi                          2g
 Thược dược                2g  Cam thảo                      2g
 Can sinh khương        1g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

* Trong sách này viết là sắc Cát cǎn và Ma hoàng trước nhưng nhìn chung là người ta sắc đồng thời tất cả các vị.

* Cho Cát cǎn và Ma hoàng vào 400 ml nước sắc bớt đi 80ml, hớt bỏ bọt trắng rồi cho các vị khác vào sắc tiếp còn lại 120 ml bỏ bã, chia uống làm 3 lần.

- Công dụng: Dùng để chữa cảm mạo, sổ mũi, đau đầu, đau tê vai, đau cơ, đau tay.

- Giải thích:

     + Theo sách Thương hàn luận và sách Kim quỹ yếu lược: Đây là bài Quế chi thang thêm các vị Cát cǎn và Ma hoàng. Thuốc dùng cho những người ớn lạnh sốt mà không ra mồ hôi, đầu đau, cổ và lưng cảm thấy cứng, những người cảm thấy có những chỗ trên cơ thể bị cứng, và ngay cả trong trường hợp không ớn lạnh sốt nhưng có những triệu chứng nói trên thì người ta vẫn dùng rộng rãi thuốc này. Nhưng đối với những người bụng dạ yếu, không muốn ǎn, nôn mửa, buồn nôn lợm giọng thì không nên dùng.

     + Sách Phương hàm loại tụ viết: Thuốc dùng trị ngoại cảm, lưng đau cứng, thêm Thương truật và Phụ tử để trị cổ và lưng đau, thêm Xuyên khung và Đại hoàng để chữa chứng tích mủ, đau mắt, đau tai, thêm Kinh giới và Đại hoàng để trị các chứng ngứa hoặc đau ở bộ phận sinh dục.

     + Theo các tài liệu tham khảo: Đây là bài thuốc cảm nổi tiếng mục tiêu là nhằm vào thái dương bệnh, nhưng không chỉ chữa cảm, thuốc còn được sử dụng cho người mạch phù khẩn, vùng gáy lưng có cảm giác cǎng trong trường hợp bị sốt, ớn lạnh. Thuốc này cũng được dùng cho những người mạch phù khẩn và có cảm giác cǎng ở lưng ngay cả khi không có sốt ớn lạnh.

 

 Bài 33: CÁT CÁNH THANG (KI KYO TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Cát cánh                     2,0g  Cam thảo          1,0 - 3,0g.

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

Sắc hai vị, chia uống ngày 2 lần hoặc ngậm rồi nuốt dần.

- Công dụng: Trị các chứng viêm amiđan và viêm vùng quanh amiđan, viêm họng sưng tấy và đau.

- Giải thích:

     + Theo Thương hàn luậnKim quỹ yếu lược: Đây là bài Cam thảo thang thêm Cát cánh dùng để trị viêm họng, nhưng thuốc này không uống luôn mà nên ngậm rồi nuốt dần.

     + Các tài liệu tham khảo khác như Thực tế chẩn liệu, Chẩn liệu y điển, v.v...: Bài thuốc này dùng tiếp khi người bệnh dùng bài Cam thảo thang không đỡ, nghĩa là nó dùng cho viêm họng hoặc viêm amiđan cấp: ho, tức ngực, ho đờm mủ kéo dài. Thuốc cũng dùng ở giai đoạn đầu bệnh trạng còn nhẹ của viêm phế quản, áp xe phổi. Nếu bệnh nhân bị cảm mạo, sốt có ớn lạnh, họng đau, phần nhiều thuộc thái dương bệnh, người ta thường dùng các bài thuốc Cát cǎn thang, Cát cǎn gia Cát cánh Thạch cao.
 

 Bài 97: CHÍCH CAM THẢO THANG (SHA KAN ZO TO)

- Thành phần và phân lượng:

 Chích thảo
(Cam thảo nướng)                   3 - 4g
 Sinh khương                                   1 - 3g
(nếu dùng Can sinh khương 1,5g trở lại)
 Quế chi                                          3g  Ma tử nhân                                           3g
 Đại táo                                     3 - 5g  Nhân sâm                                       2 - 3g
 Địa hoàng                               4 - 6g  Mạch môn đông                                  6g
 A giao                                           2g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

Cho 140-150 ml rượu ngang vào 300-350 ml nước rồi bỏ tất cả các vị thuốc, trừ A giao, đun còn 120-250ml, bỏ bã rồi cho A giao vào cho hòa tan, phân ngày uống làm 3 lần. Những người ghét rượu thì có thể cho vào sắc với nước lã như các thuốc khác và thông thường thì người ta dùng phương pháp sắc này. Tuy nhiên, đối với những trường hợp bị bệnh nặng thì dứt khoát phải sắc với rượu. Tuyệt đối cấm dùng thuốc này đốivới những người vị tràng hư nhược, không muốn ǎn và hay bị ỉa chảy, hoặc những người uống thuốc này vào thì bị ỉa chảy.

Đây là lượng dùng một lần, thông thường mỗi ngày uống 2-3 lần. Ma tử nhân nên bỏ vỏ hoặc giã ra rồi dùng.

- Công dụng: Dùng để trị chứng tim đập mạnh và tức thở ở những người thể lực bị suy yếu, dễ mệt mỏi.

- Giải thích:

     + Theo sách Thương hàn luận và sách Kim quỹ yếu lược: Đây là bài thuốc được cấu thành bằng cách sau khi gia giảm phân lượng của Quế chi khử Thược dược thang, rồi thêm Địa hoàng, Nhân sâm, Mạch môn đông, Ma tử nhân và A giao. Điều đáng chú ý là trong bài thuốc này, Cam thảo và Đại táo đã được tǎng khối lượng. Do được dùng cho những người tim đập mạnh, tức thở và thể lực bị suy yếu và những người đồng thời mạch kết trệ, cho nên bài thuốc này còn được gọi là Phục mạch thang (Fukumyakuto).

     + Theo các tài liệu tham khảo: Thuốc dùng để trị chứng nhịp đập tim tǎng vọt và mạch ngừng trệ, nhưng cũng có thể sử dụng trong trường hợp mạch không bị ngừng trệ. Những người dùng bài thuốc này là những người bị suy dinh dưỡng, da khô, táo, dễ mệt mỏi, chân tay phiền nhiệt, miệng khô v.v...

Thuốc dùng trong trường hợp mạch bị kết trệ và tim đập mạnh, nhưng mạch tuy không bị kết trệ nhưng nếu tim đập mạnh thì dùng cũng tốt cho những người mắc chứng tim đập mạnh và mạch kết trệ chẳng hạn như bệnh Basedow và bệnh tim dùng bài thuốc này.

"Những người bị khái nghịch, thượng khí, trong đờm có máu, lưỡi khô, tim đập mạnh, hoặc đau họng, mạch ngưng trệ, bụng trên đầy tức và buồn nôn, những người dễ mệt mỏi thì phải dùng chích cam thảo thang".

 

Bài 131: CHIẾT TRUNG ẨM (SES SHO IN)

- Thành phần và phân lượng:

 Mẫu đơn bì                   3g  Xuyên khung                 3g
 Thược dược                3g  Quế chi                          3g
 Đào nhân                4 - 5g  Đương quy              4 - 5g
 Diên hồ sách       2 - 2,5g  Ngưu tất               2 - 2,5g
 Hồng hoa             1 - 1,5g  

- Cách dùng và lượng dùng: Thang.

- Công dụng: Dùng để chữa kinh nguyệt thất thường và đau khi có kinh.

- Giải thích:

    + Theo sách Sản luận: Đây là bài thuốc kết hợp hai bài Quế chi phục linh hoàn với Đương quy thược dược tán, bỏ Trạch tả, Phục linh, Bạch truật là những vị thuốc lợi thủy, mà thêm vào các vị Diên hồ sách, Ngưu tất, Hồng hoa. Thuốc này được dùng với mục đích trị các chứng kèm theo đau bụng ở phụ nữ do ứ huyết sinh ra, song đây cũng là bài thuốc làm cho khí huyết lưu thông, bổ máu, hồi phục sức khỏe của sản phụ sau khi đẻ.

     + Theo Chẩn liệu y điển: Dùng cho những người bệnh trạng đang trở thành cấp tính nguy hiểm hoặc mạn tính, vùng bụng dưới có vật chướng và đau dội, đôi khi có đau tự phát kèm theo chứng bạch đới. Phần nhiều thuốc được dùng cho những người bị viêm phần phụ kéo dài.

     + Theo Giải thích các bài thuốc: Thuốc dùng cho những người bị đau ở vùng bụng dưới do ứ máu và có đau ở bên trong xương hông. Thuốc cũng có thể dùng cho những người bị xuất huyết trong giai đoạn đầu mang thai, hoặc tuy không phải trong thời kỳ có thai, nhưng có đau vì các chứng do ứ huyết, kinh nguyệt thất thường.

 

Bài 104: CHƯNG NHÃN NHẤT PHƯƠNG (JO GAN IP PO)

- Thành phần và phân lượng:

 Bạch phàn
 (hoặc Minh phàn)          2g
 Cam thảo                      2g
 Hoàng liên                     2g  Hoàng bá                      2g
 Hồng hoa                       2g  

- Cách dùng và lượng dùng: Sau khi trộn đều tất cả các thuốc sống, cho vào 300 ml nước để sắc lấy 200 ml. Thuốc dùng để rửa mắt hoặc chườm nóng.

- Công dụng hoặc hiệu quả: Dùng để trị mụn chắp, toét mắt, viêm kết mạc dịch tễ.

- Giải thích:

Tên thuốc sống

Tên tài liệu thao khảo

Bạch phàn Cam thảo Hoàng liên Hoàng bá Hồng hoa
Thực tế chẩn liệu (1) 2 2 2 2 2
Chẩn liệu y điển (2) 2 2 2 2 2

(1) và (2): Dùng vải chườm nóng lên chỗ toét mắt.

Tác giả bài viết: Thiếu Phúc sưu tầm

Nguồn tin: Viện thông tin thư viện y học trung ương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây