23:19 05/03/2016
TÂM DU ( Xinshù - Sinn Chou). Huyệt thứ 15 thuộc Bàng quang kinh ( B 15). Tên gọi: Tâm ( có nghĩa là hiểu theo giải phẫu là tim); Du ( có nghĩa là huyệt, nơi khí ra vào). Huyệt sát với tim và qua nơi đó tâm khí rót vào cơ thể. Nó có dấu hiệu chủ yếu ở sự rối loạn tim, do đó mà có tên Tâm du.
07:07 29/02/2016
TAM TIÊU DU ( SàngJiasohù - Sann Tsiao Chou). Huyệt thứ 22 thuộc Bàng quang kinh ( B22). Tên gọi: Tam tiêu ( có nghĩa là 1 trong 6 phủ. Chia ra Thượng tiêu, Trung tiêu, Hạ tiêu); Du ( có nghĩa là lỗ trống không khí ra vào). Huyệt ở dưới Tỳ du, Vị du và nằm trên huyệt Thận du. Huyệt được xem như là nơi khí Tam tiêu di chuyển rót về, có ý nghĩa chủ trị về tam tiêu cũng như những biểu hiện chủ yếu về rối loạn của Tam tiêu.
06:37 15/02/2016
QUYẾT ÂM DU ( Juéyínshù - Tsiue Inn Chou). Huyệt thứ 14 thuộc Bàng quang kinh ( B 14). Tên gọi: Quyết (có nghĩa là khí nghịch lên tay chân giá lạnh); Âm ( có nghĩa là trái với Dương); Du ( có nghĩa là nơi vào vào của khí). Quyết âm nói đến Tâm bào lạc. Thầy thuốc xưa cho rằng Tâm bào lạc và Phế có liên quan chặt chẻ với nhau. Huyệt nằm ở giữa Phế du và Tâm du là nơi mạch khí của Thủ Quyết âm Tâm bào rót vào và di chuyển. Huyệt chủ trị chứng rối loạn của Tâm bào lạc, chứng tâm khí bất cố, tay chân quyết nghịch nên được gọi là Quyết âm du.
07:04 28/01/2016
QUANG MINH ( Guàngminh - Koang Ming). Huyệt thứ 37 thuộc Đởm kinh ( G 37). Tên gọi: Quang ( có nghĩa là sáng, rực rở); Minh ( có nghĩa là sáng, mắt sáng). Huyệt nối Lạc của Túc Thiếu dương Đởm mà kinh này đi lên để nối với một nhánh phát sinh do huyệt đó nối với kinh Túc Quyết âm Can. Can khai khiếu ở mắt. Nó có dấu hiệu chủ yếu ở sự rối loạn mắt, đồng thời có tác dụng tăng cường sự lưu thông ở các phần phụ và làm cho sáng mắt. Do đó có tên là Quang minh.
06:17 28/12/2015
QUAN NGUYÊN DU ( Guànyuánshù - Koann Iuann Chou). Huyệt thứ 26 thuộc Bàng quang kinh ( B 26). Tên gọi: Quan ( có nghĩa là cái chốt gài cửa); Nguyên ( có nghĩa là bắt đầu của khí); Du ( có nghĩa là huyệt, nơi khí ra vào). Huyệt đối xứng với huyệt Quan nguyên của Nhâm mạch ở trước bụng, nó có quan hệ mật thiết với nguyên khí của cơ thể con người, cũng là du huyệt liên lạc với nguyên khí, cho nên gọi là Quan nguyên du.
04:35 26/12/2015
PHỤC LƯU ( Fùliù - Fou Leou). Huyệt thứ 7 thuộc Thận kinh ( K 7). Tên gọi: Phục ( có nghĩa là trở lại); Lưu ( có nghĩa là dáng vẻ nước chảy rất vội vàng). Mạch khí của Thận kinh tới huyệt Thái khê không đi lên thẳng mà trở lui lại mắt cá trong 2 thốn, lại vòng mạch về nơi này. Cũng có nghĩa khí của Thận mạch đến ở huyệt này trở về và đi vòng nên gọi là Phục lưu.
03:36 19/12/2015
PHONG THỊ ( Fèngshi - Fong Che). Huyệt thứ 31 thuộc Đởm kinh ( G 31). Tên gọi: Phong ( có nghĩa là gió, tác nhân gây bệnh); Thị ( có nghĩa là chợ, nơi mà các thứ đồ vật tập hợp lại). Huyệt có biểu hiện chủ yếu là tê bại yếu, mất cảm giác do phong, bại liệt nửa người, đau chân... Huyệt này được xem như huyệt quan trọng nhất để khử phong ở hạ chi. Do đó mà có tên Phong thị
05:26 17/12/2015
PHONG LONG ( Fènglóng - Fong Long). Huyệt thứ 40 thuộc Vị kinh ( S 40). Tên gọi: Phong ( có nghĩa là lớn, thịnh vượng, giàu có); Long ( có nghĩa là đầy ùn, đầy đặn, lại lớn lao, ụ lớn). Kinh Túc Dương minh vị là kinh khí nhiều và huyết nhiều, phong phú nhất. Hơn thế nữa, huyệt ở nơi có nhiều cơ quanh đó nổi lên khi vểnh bàn chân qua lại. Cho nên gọi là Phong long ( giàu và thịnh vượng).
23:18 13/12/2015
PHẾ DU ( Fèishù - Fei Chou). Huyệt thứ 13 thuộc Bàng quang kinh ( B 13). Tên gọi: Phế ( có nghĩa là Phổi); Du ( có nghĩa là nơi ra vào của khí, huyết). Huyệt sát với phổi, cũng là nơi mà qua đó khí của Phế ngấm vào bề mặt của cơ thể. Chủ yếu có dấu hiệu ở những rối loạn của Phế khí do sự xâm nhập của các yếu tố gây bệnh ngoại sinh. Vì thế mà có tên Phế du ( huyệt phổi).
23:47 09/12/2015
NỘI ĐÌNH ( Nèitíng ). Huyệt thứ 44 thuộc Vị kinh ( S 44). Tên gọi: Nội ( có nghĩa là phần sâu, hõm trong); Đình ( có nghĩa là sân trước, nơi cư trú). Huyệt có thể dùng để trị lạnh tay, lạnh chân, ngại tiến ồn và các triệu chứng mà bệnh nhân thích sống ẩn dật, sợ tiếng ồn ào, có khuynh hướng sống một mình trong phòng với cửa đóng kín. Do đó mà có tên Nội đình ( phòng trong).