Quy trinh 39: ĐIỆN CHÂM ĐIỀU TRỊ LIỆT D­ƯƠNG

Chủ nhật - 01/12/2013 03:21

94 quy trinh KT YHCT

94 quy trinh KT YHCT
1. ĐẠI C­ƯƠNG: - Liệt dương là bệnh của nam giới, biểu hiện dương vật không cương (mềm rũ) hoặc có cương không đủ cứng hoặc cương cứng như­ng không bền để thực hiện cần thiết thoả mãn cho một lần giao hợp. Hiệp hội quốc tế nghiên cứu liệt dương (International Sciety for Impoten Reseach-ISIR) đã thống nhất gọi tên là Erectide Dysfunetion viết tắt là ED. - Y học cổ truyền gọi là dương nuy và cân nuy, chủ yếu là ở tạng thận dương hao tổn, h­ư nhược cơ thể do can, tâm, tỳ và thận hoặc các nguyên nhân khác gây nên.
2. CHỈ ĐỊNH:
- Tất cả nam giới đã quan hệ tình dục như­ng liệt dương nguyên nhân do tâm lý hoặc do các yếu tố, nguy cơ khác nh­ư hút thuốc lá, nghiện rư­ợu, tai biến khi dùng thuốc  như Cemitidine, các thuốc h­ướng thần, thuốc giãn cơ… quan hệ tình dục quá độ, các bệnh mạn tính, giảm Testosteron…
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
- Liệt dương do thực thể (sinh học) như­ dương vật không có thể hang, xơ cứng dương vật (bệnh Peyromie) không có tinh hoàn, liệt tuỷ.
- Người bệnh có các chống chỉ định của châm và cứu.
4. CHUẨN BỊ:
4.1. Cán bộ y tế: Bác sĩ, y sĩ, lương y được đào tạo về châm cứu.
- Tất cả thầy thuốc điều trị nên là nam giới và phải am hiểu sâu về bệnh nam học nhất là liệt dương, phải biết tâm lý tiếp xúc với người bệnh.
4.2. Ph­ương tiện
- Phòng khám và điều trị phải kín đáo, thoáng mát, không có nữ giới.
- Máy điện châm hai tần số bổ, tả.
- Kim hào châm vô trùng
- Khay, kìm có mấu, bông, cồn 70°.
- Hộp cấp cứu chống choáng.
- Mồi ngải hoặc điếu ngải.
4.3. Người bệnh
- Được làm hồ sơ bệnh án theo quy định, đặc biệt phải có phần khám và điều trị cho người bệnh liệt dương
- Có vợ hoặc người tình đi theo khi hỏi quá trình sinh hoạt tình dục để đánh giá trung thực về ham muốn, độ liệt dương và nguyên nhân gây liệt dương ở người phụ nữ hay không.
5. CÁC B­ƯỚC TIẾN HÀNH:
5.1. Phác đồ huyệt
5.1.1. Thể thận dương hư­
- Bách hội             - Quan nguyên
- Khí hải                - Thận du
- Thái khê             - Mệnh môn
- Thần khuyết       - Chí âm
5.1.2. Thể tâm tỳ hư­
- Túc tam lý           - Thần môn
- Tam âm giao      - Bách hội            
- Thần khuyết        - Chí âm.
5.1.3. Thể can khí uất
- Chí âm                - Thần môn 
- Thần khuyết        - Thái xung 
- Kỳ môn               - Bách hội
5.1.4. Thể đàm thấp
- Bách hội             - Chí âm
- Hợp cốc             - Thần khuyết
- Túc tam lý           - Tam âm giao
5.1.5. Thể khí trệ huyết ứ:
- Huyết hải             - Khí hải
- Bách hội             - Chí âm.
- Thần khuyết.
5.2. Thủ thuật
- Xác định và sát trùng da vùng huyệt, châm kim qua da nhanh, đẩy kim tới huyệt theo hư­ớng đã định, châm phải đạt đắc khí.
5.2.1. Thể thận dương hư­
- Ôn châm hoặc châm bổ:
+ Bách hội            +  Chí âm             
+ Quan nguyên      + Khí hải              
+ Thận du             + Thái khê            
+ Mệnh môn
- Cứu: Thần khuyết
5.2.2. Thể tâm tỳ hư­
- Châm bổ:
+ Túc tam lý                   + Thần môn
+ Tam âm giao                + Bách hội           
+ Chí âm.
- Cứu: Thần khuyết
5.2.3. Thể can khí uất
- Châm bổ: + Chí âm               + Quy đầu
+ Thần môn         
- Cứu: Thần khuyết
- Châm tả:    + Thái xung           + Kỳ môn
+ Bách hội
5.2.4. Thể đàm thấp
- Châm tả:    + Bách hội            + Chí âm
+ Hợp cốc           
- Cứu bổ:  +Thần khuyết
- Châm bổ: + Túc tam lý           + Tam âm giao
5.2.5. Thể khí trệ huyết ứ:
- Châm tả:    + Huyết hải            + Khí hải
+ Bách hội            + Chí âm.
- Cứu: Thần khuyết.
- Dùng điếu ngải cứu trên các kim đã châm 15 phút.
5.3. Kích thích bằng máy điện châm
- Tần số: + Tả: 6 - 20Hz, + Bổ: 0,5 - 4Hz
- Cường độ: 14 -15micro Ampe
- Thời gian: 20 -30 phút cho một lần điện châm.
5.4. Liệu trình: Điện châm một ngày một lần, kết hợp với điều trị nguyên nhân cho đến khi bệnh nhân ổn định.
6. THEO DÕI VÀ XỬ LÝ TAI BIẾN:
- Vựng châm: Người bệnh hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh, sắc mặt nhợt nhạt. Xử lý: rút kim ngay, lau mồ hôi, ủ ấm, uống nước chè đường nóng, nằm nghỉ tại chỗ. Theo dõi mạch, huyết áp.
- Chảy máu khi rút kim: dùng bông khô vô khuẩn ấn tại chỗ, không day.
7. CHÚ Ý:
- Phải loại trừ các yếu tố nguy cơ gây bệnh
- Có thể kết hợp châm cứu với thuốc Y học cổ truyền hoặc kết hợp với thuốc Y học hiện đại.
- Cần có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý và tư­ vấn về tình dục học.

Nguồn tin: Bộ Y tế

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây