.

KHÍ XUNG

 08:00 29/08/2015

KHÍ XUNG ( Qìchòng - Tsri Chrong). Huyệt thứ 30 thuộc Vị kinh ( S 30). Tên gọi: Khí ( có nghĩa là năng lượng cần thiết cho sự sống. Ở đây khí chảy vào các kinh ở vùng bẹn); Xung ( có nghĩa là vọt, trút xuống hay đi ngược lên). Huyệt ở vùng bẹn, xuất phát từ bụng. Huyệt biểu hiện sự rối loạn khí ở phía trên, đặc biệt trong khi có thai đau vào buổi sáng. Do đó mà có tên là Khí xung ( khí ngược lên).

.

HUNG HƯƠNG

 06:13 20/08/2015

HUNG HƯƠNG ( Xiòngxiàng - Siong Siang). Huyệt thứ 19 thuộc Tỳ kinh ( SP 19). Tên gọi: Hung ( có nghĩa là ngực); Hương ( có nghĩa là nơi đang ở). Huyệt ở phía bên ngực, các biểu hiện do các chứng đau tại chỗ ở ngực như sự căng cơ đau ngực và vùng hông, đau lưng và ngực, khó khăn trong việc lật người sau khi nằm xuống, nên có tên là Hung hương ( nơi đau ở ngực).

.

HẠ CỰ HƯ

 08:38 08/10/2014

HẠ CỰ HƯ ( Xiàjùxú - Sia Tsiou Sou). Huyệt thứ 39 thuộc Vị kinh ( S 39). Tên gọi: Hạ ( có nghĩa là ở dưới, trái với Thượng ở trên ( Thượng cự hư). Ở đây nói đến phần dưới của chân. Cự ( có nghĩa là lớn, vĩ đại); Hư ( có nghĩa là chỗ trống, ý nói đến khoảng trống giữa xương chày và xương mác. Huyệt nằm ở chỗ hõm của chân, nó cũng là Hạ hợp huyệt của kinh Thủ thái dương tiểu trường, thường biểu hiện sự rối loạn của tiểu trường. Do đó mà có tên là Hạ cự hư ( chỗ trống lớn ở dưới).

.

ĐỞM DU

 08:40 01/10/2014

ĐỞM DU ( Dănshù - Tann chou). Huyệt thứ 19 thuộc Bàng quang kinh ( B 19). Tên gọi: Đởm ( có nghĩa theo giải phẫu là mật); Du ( có nghĩa là huyệt nói khí ra vào). Huyệt này bên trong tương ứng với Đởm, là nơi đởm khí rót về. Nó biểu hiện dấu hiệu chủ yếu ở sự rối loạn của đởm. Cho nên gọi là Đởm du (huyệt mật).

.

CÔN LÔN

 07:58 08/09/2014

CÔN LÔN ( Kùnlún) . Huyệt thứ 60 thuộc Bàng quang kinh ( B 60). "Côn lôn" nguyên gốc là tên một ngọn núi nổi tiếng ở phía tây Trung Quốc, ở đây nói đến một cái gì đó cao và lớn. Huyệt ở sau bên dưới gân cơ mác bên, một nét nổi bật của việc giải phẫu vùng chân bên. Ngoài ra nó còn có biểu hiện những bệnh lý về đầu, đầu là phần cao nhất của cơ thể, do đó mà có tên là Côn lôn.

.

CHƯƠNG MÔN

 07:43 08/09/2014

CHƯƠNG MÔN ( Zhàngmén) . Huyệt thứ 13 thuộc Can kinh ( Liv 13). Tên gọi: Chương ( có nghĩa là rõ rệt, sáng sủa, rõ ràng, văn vẻ, phân minh); Môn ( có nghĩa là cửa). Huyệt thuộc Túc Quyết âm Can kinh, được đại diện bởi màu xanh và mùa xuân, biểu hiện sự sáng sủa. Nơi vùng nghi bệnh được so sánh với cửa ngõ, do đó có tên là Chương môn.

.

BÁT MẠCH KỲ KINH : MẠCH NHÂM - MẠCH ÂM KIỂU

 06:07 05/07/2014

Mạch Nhâm và mạch Âm kiểu là hệ thống thứ 2 mang tính chất âm của 8 mạch khác kinh. Một cách tổng quát, mạch Nhâm hội khí của 3 kinh âm và điều hòa phần trước của cơ thể; mạch Âm kiểu điều hòa phần trước của bụng. Như thế mạch Nhâm và mạch âm kiểu có cùng một số tính chất chung: − Điều hòa khí âm ở phần trước cơ thể. − Có những huyệt hội chung với nhau (Tình minh và Trung cực).

.

BÁT MẠCH KỲ KINH : MẠCH ĐỐC - MẠCH DƯƠNG KIỂU

 07:34 29/06/2014

Mạch Đốc và mạch Dương kiểu hợp thành hệ thống mạch thứ nhất mang tính chất dương. Cả 2 mạch đều có một đặc điểm chung là phân bố ở vùng phần dương của cơ thể và hợp nhau ở huyệt Tình minh nhánh lên của mạch Đốc theo kinh cân của Túc thái dương đến cổ, mặt rồi đến huyệt Tình minh. Mạch Dương kiểu chạy theo vùng dương của cơ thể lên mặt và tận cùng ở huyệt Tình minh). A. Mạch Đốc

.

BÁT MẠCH KỲ KINH

 07:52 24/06/2014

“ Kỳ kinh” là nói đối lại với “ chính kinh”. Mười hai kinh mạch là chủ chốt của kinh lạc, cho nên gọi là 12 chính kinh. Chữ “kỳ” có hàm ý nghĩa đơn độc, giữa quãng tám mạch ấy với nhau, đều không có quan hệ phối hợp về âm dương biểu lý một cách cố định, vì thế gọi là kỳ kinh. Ở đây ngoài tạng phủ ra, lại còn có phủ kỳ hằng nữa.

Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây