DƯƠNG CỐC

Thứ hai - 15/09/2014 16:49

.

.
DƯƠNG CỐC ( Yánggu). Huyệt thứ 5 thuộc Tiểu trường kinh ( SI 5). Tên gọi: Dương ( có nghĩa trái với âm, ở đây nói đến phần mặt ngoài, mặt bên được xem là dương, còn mặt giữa, mặt trong được xem là âm); Cốc (có nghĩa là hai bên núi, giữa có một lối nước chảy hoặc hang, núi có một vùng trũng, hõm vào gọi là Cốc. Huyệt ở trong chỗ hõm được tạo thành bởi sự gặp nhau của mỏm trâm xương trụ, khe giữa xương tháp và đầu dưới xương trụ. Do đó mà có tên là Dương cốc

DƯƠNG CỐC

( Huyệt Huỳnh thuộc Hỏa)

Vị trí: - Ở giữa cổ tay chỗ lõm ở đầu xương trụ, phía ngoài bàn tay (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

- Lấy ở chỗ lõm sát đầu mỏm trâm xương trụ.

Giải phẫu: Dưới da là khe giữa gân cơ trụ trước và gân cơ trụ sau, mỏm trâm xương trụ, khe giữa xương tháp và đầu dưới xương trụ.Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh quay và dây thần kinh trụ. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1.

Tác dụng:
     - Tại chỗ: Đau cổ tay.

     - Theo kinh: Đau phía sau trong cánh tay, đau cổ gáy, ù tai, điếc tai.

     - Toàn thân: Sốt không ra mồ hôi, điên cuồng, trẻ em bại liệt, cứng lưỡi không bú được.

Cách châm cứu: Châm 0,2-0,3 tấc. Cứu 5-15 phút.
 

 

Nguồn tin: Tổng hợp từ Châm cứu học T.1 (Viện ĐY), TĐ huyêt vị châm cứu (Lê Quý Ngưu) - Ảnh minh hoạ từ Internet

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây