07:12 04/12/2015
NHỊ GIAN ( ErJián - El Tsienn). Huyệt thứ 2 thuộc Đại trường kinh ( LI 2). Tên gọi: Nhị ( có nghĩa là hai); Gian ( có nghĩa là khe, ý nói khe hở). Huyệt ở bên ngoài ngón trỏ, nơi tiếp nối của thân với đầu trên xương đốt 1 ngón tay trỏ, là huyệt thứ hai của kinh Thủ Dương minh Đại trường. Cho nên có tên gọi là Nhị gian.
04:56 05/11/2015
MỤC SONG ( Mùchuàng - Mou Tchroang - Mou Tchang). Huyệt thứ 16 thuộc Đởm kinh ( G 16). Tên gọi: Mục ( có nghĩa là mắt); Song ( có nghĩa là cửa sổ). Kinh khí từ huyệt này nối với mắt, làm cho sáng mắt, cũng giống như mở cửa sổ của ngôi nhà để cho ánh sáng lọt vào. Do đó mà có tên là Mục song.
05:58 03/09/2015
KHÚC CỐT ( Qùgu - Kou Kou - Tsiou Kou). Huyệt thứ 2 thuộc Nhâm mạch ( CV 2). Tên gọi: Khúc ( có nghĩa là cong); Cốt ( có nghĩa là xương) Xương mu có hình cong giống như mặt trăng lưỡi liềm. Huyệt nằm ở trên bờ cong xương mu, nên gọi là Khúc cốt.
05:46 03/09/2015
KHUYẾT BỒN ( Quèpén - Tsiue Penn). Huyệt thứ 12 thuộc Vị kinh ( S 12). Tên gọi: Khuyết ( có nghĩa là bị vỡ mẻ, không được vẹn toàn); Bồn ( có nghĩa là cái chậu, chỗ hõm). Huyệt này ở chính giữa của hố trên đòn, vào giải phẫu ngày xưa người ta gọi hố trên đòn là " Khuyết bồn", nghĩa là hình dạng ở đó trông giống như một cái chậu bị vỡ. Do đó mà có tên là Khuyết bồn.
07:10 31/08/2015
KHỐ PHÒNG ( KùFáng - Krou Feng). Huyệt thứ 14 thuộc Vị kinh ( S 14). Tên gọi: Khố ( có nghĩa là chứa); Phòng ( có nghĩa là cái buồng, ngăn). Lồng ngực tựa như cái buồng chứa Tâm, Phế. Phế khí đi từ Khí hộ đi vào phần sâu của phổi, nó được giữ lại ở đây. Do đó mà có tên là Khố phòng ( nhà kho).
06:22 31/08/2015
KHÍCH MON ( Xìmén - Tsri Menn). Huyệt thứ 4 thuộc Tâm bào lạc ( P 4). Tên gọi: Khích ( có nghĩa là chỗ xương thịt giáp nhau, khe hở); Môn ( có nghĩa là cái cổng). Huyệt được so sánh như một cái cổng, qua đó khí huyết của kinh Thủ Quyết âm Tâm bào ra vào. Do đó mà có tên Khích môn.
08:00 29/08/2015
KHÍ XUNG ( Qìchòng - Tsri Chrong). Huyệt thứ 30 thuộc Vị kinh ( S 30). Tên gọi: Khí ( có nghĩa là năng lượng cần thiết cho sự sống. Ở đây khí chảy vào các kinh ở vùng bẹn); Xung ( có nghĩa là vọt, trút xuống hay đi ngược lên). Huyệt ở vùng bẹn, xuất phát từ bụng. Huyệt biểu hiện sự rối loạn khí ở phía trên, đặc biệt trong khi có thai đau vào buổi sáng. Do đó mà có tên là Khí xung ( khí ngược lên).
07:36 29/08/2015
KHÍ XÁ ( Qìshè - Tsri Che). Huyệt thứ 11 thuộc Vị kinh ( S 11). Tên gọi: Khí (có nghĩa là không khí, nhưng ở đây nói đến Tông khí ( khí ở trong ngực) được tạo thành bởi sự kết hợp của khí hô hấp và tinh chất nước cũng như thức ăn ( cốc khí): Xá (có nghĩa là nơi cư trú). Huyệt là nơi cư trú của Tông khí, kinh khí đi qua huyệt này. Những triệu chứng của ho, nôn mửa, nấc và những sự rối loạn có liên quan tới Tông khí. Do đó mà có tên là Khí xá ( nơi cư trú của khí).
06:14 29/08/2015
KHÍ HUYỆT ( Qì Xué - Tsri Yué - Tsri Tsiué). Huyệt thứ 13 thuộc Thận kinh ( K 13). Tên gọi: Khí ( có nghĩa là năng lượng của sự sống); Huyệt ( có nghĩa là lỗ trống không, nơi năng lượng ra vào). Đây là nơi hợp lại của Túc Thiếu âm, Thận kinh, và Xung mạch. Ở trong khí công, vùng quanh huyệt là nơi khí được hướng tới để dự trữ nguồn năng lượng. Thận được khí tự nhiên từ Phế nó trở thành nguồn khí chung cho của cả cơ thể. Do đó mà có tên Khí huyệt.
08:00 24/08/2015
KHÍ HỘ ( Qìhù - Tsri Rou). Huyệt thứ 13 thuộc Vị kinh ( S 13). Tên gọi: Khí ( có nghĩa là khí giao ở trên); Hộ ( có nghĩa là cửa ngõ ( Cửa một cánh gọi là hộ; cửa hai cánh gọi là môn); ngoài ra còn có nghĩa là ngăn, hang. Huyệt ở chỗ hõm, nó cùng tương thông với khí của ngũ tạng được làm cửa ngõ cho sự nạp khí. Nên gọi là Khí hộ.