Huyệt nằm trên kinh Thái dương Bàng quang ở ngoài là Đởm du, Vị du, Tam tiêu du, Đại trường du, Tiểu trường du, Bàng quang du. Các phủ của các du huyệt này thuộc Dương, huyệt ở bên trên chúng hành động giống như người chỉ huy hay chỗ nối then chốt của các phủ, do đó mà có tên là Dương cương.
DƯƠNG CƯƠNG
Vị trí: - Ở hai bên xương sống, dưới đốt xương sống thứ 10 ngang ra 3 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Đại thành)
- Lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu mỏm gai đốt sống lưng 10 và đường thẳng đứng ngoài mạch Đốc 3 tấc. Có thể lấy huyệt Cách quan trước rồi lấy huyệt này, hay dựa theo xương sườn cụt số 11 để xác định đốt sống lưng 11 và 10.
Giải phẫu: Dưới da là cơ lưng to, cơ răng cưa bé sau dưới, cơ chậu-sườn-ngực, cơ gian sườn 10, phổi hoặc gan. Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh gian sườn 10. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D9.
Tác dụng:
- Toàn thân: Sôi bụng, đau bụng, ỉa chảy, hoàng đản.
Cách châm cứu: Châm 0,3-0,4 tấc. Cứu 5-10 phút.
Chú ý: Không châm sâu vì có thể gây tổn thương gan, phổi.
Nguồn tin: Tổng hợp từ Châm cứu học T.1 (Viện ĐY), TĐ huyêt vị châm cứu (Lê Quý Ngưu) - Ảnh minh hoạ từ Internet