GIẢI KHÊ ( Jiexì - Tsié Tsri). Huyệt thứ 41 thuộc Vị kinh ( S 41). Tên gọi: Giải ( có nghĩa là mở hay làm giảm bớt); Khê ( có nghĩa khe, ở đây có nghĩa là chỗ hõm). Huyệt ở trên khối xương cổ chân nơi chỗ lõm giữa hai gân. Nếu một khi dây giày được thắt quá chật sẽ thấy sức thắt ép chặt ở vùng này, khi nói vòng dây ra nó sẽ dễ chịu, nên gọi là Giải khê.
GIẢN SỨ ( Jiànshi - Tsienn Tche). Huyệt thứ 5 thuộc Tâm bào lạc (P 5). Còn có tên Gian sứ. Gian ( có nghĩa là khoảng giữa, chỗ trũng giữa hai cái); Sứ ( có nghĩa là sứ giả, đi sứ). Huyệt nằm ở giữa hai gân cơ gan tay và gan tay bé, có tác dụng vận chuyển khí trong kinh này. Do đó mà có tên Gian sứ.
GIÁP XA ( Jiáchè - Tsia Tchre). Huyệt thứ 6 thuộc Vị kinh ( S 6). Tên gọi: Giáp ( có nghĩa là mặt bên của mặt hay của hàm dưới. Xa ( có nghĩa là cái xe, hễ cái gì dùng sức xoay vần cho đỡ sức người ta đều gọi là xe ( xa). Ngoài ra " Xa" còn có nghĩa là hàm răng.
GIÁC TÔN ( Jiăo sùn - Tsiao Soun). Huyệt thứ 20 thuộc Tam tiêu kinh (TE 20). Tên gọi: Giác ( có nghĩa là góc của sọ); Tôn ( có nghĩa là cháu, ở đây chỉ những tôn lạc). Huyệt nằm ở góc của vùng thái dương ngay trên đỉnh tai. Một nhánh của tôn lạc xuất phát từ huyệt này và uốn cong xuống dưới má. Do đó có tên là Giác tôn.
GIAO TÍN ( Jiào Xin - Tsiao Sinn). Huyệt thứ 8 thuộc Thận kinh ( K 8). Tên gọi: Giao ( có nghĩa là mối quan hệ cùng nhau, đến, nối, băng qua); Tín ( có nghĩa là chắc chắn, đến kịp lúc). Thời kỳ kinh nguyệt đúng chu kỳ người ta gọi là Nguyệt tín, bởi vì nó đến đều đặn ở một thời gian nào đó. Huyệt có tác dụng điều chỉnh kinh nguyệt đúng với chu kỳ và phục hồi chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường. Do đó có tên là Giao tín.