HẬU KHÊ

Chủ nhật - 12/10/2014 21:42

.

.
HẬU KHÊ ( Hoù xí - Reou Tsri). Huyệt thứ 3 thuộc Tiểu trường kinh ( SI 3). Tên gọi: Hậu ( có nghĩa là sau, phía sau); Khê ( có nghĩa là khe, suối). Huyệt nằm ngay đằng sau đầu nhỏ của xương bàn tay thứ 5, trên cuối nếp gấp ngang của lòng bàn tay, nó cao hơn Tiền cốc. Ngoài ra, vị trí của huyệt này là nơi cơ bắt đầu trở nên nhiều hơn, dồi dào hơn, giồng như nước tích lũy để tạo thành một dòng suối, do đó mà có tên là Hậu khê ( suối sau).

HẬU KHÊ

( Huyệt du thuộc Mộc, huyệt Giao hội với mạch Đốc)

Vị trí: - Ở trong chỗ lõm sau đốt gốc ngón tay út, phía ngoài (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

- Lấy ở trên đường tiếp giáp da gan tay-mu tay ở bờ trong bàn tay, ngang với đầu trong đường văn tim ở bàn tay.

Giải phẫu: Dưới da là cơ dạng ngón út, bờ trong cơ gấp ngắn ngón tay, cơ đôi ngón út, bờ trong đầu dưới xương bàn tay số 5.Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh trụ. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1.

Tác dụng:
    
- Tại chỗ: Ngón tay đau co duỗi khó khăn.

     - Theo kinh: Đau cứng gáy, đau đầu, chảy máu mũi, đau mắt, ù tai, điếc tai.

     - Toàn thân: Sốt rét, động kinh, đái đỏ.

Cách châm cứu: Châm 0,3-0,5 tấc. Cứu 5-15 phút.

Chú ý: Kết hợp với Đại chùy, Đào đạo, Giản sử để chữa sốt rét.

 

Nguồn tin: Tổng hợp từ Châm cứu học T.1 (Viện ĐY), TĐ huyêt vị châm cứu (Lê Quý Ngưu) - Ảnh minh hoạ từ Internet

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây