HUYẾT HẢI

Thứ bảy - 22/08/2015 17:48

.

.
HUYẾT HẢI ( Xuèhăi - Siué Raé). Huyệt thứ 10 thuộc Tỳ kinh ( SP 10). Tên gọi: Huyết ( có nghĩa là máu); Hải ( có nghĩa là biển, nơi các dòng sông tụ họp lại). Huyệt có tác động đến huyết và thúc đẩy chức năng của Tỳ trong việc kiểm soát sự lưu thông như thể làm công tác hướng dẫn nước của các dòng sông nhỏ khác nhau, các con sông này sẽ theo hướng của nó rồi đổ ra biển. Do đó mà có tên là Huyết hải ( biển huyết).

HUYẾT HẢI

Vị trí: - Ở mé trong đầu xương bánh chè thẳng lên 2 tấc bờ thịt trắng đỏ (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

- Lấy ở trên góc trong xương bánh chè 2 tấc, trong khe lõm giữa cơ may và cơ rộng trong, ấn vào có cảm giác ê ẩm.

Giải phẫu: Dưới da là khe giữa cơ may và cơ rộng trong, cơ rộng giữa, xương đùi. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh đùi. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.

Tác dụng:
     - Tại chỗ: Đau mé trong đùi.

     - Toàn thân: Kinh nguyệt không đều, rong kinh, mẩn ngứa, dị ứng.

Cách châm cứu: Châm 0,5- 1 tấc. Cứu 10-15 phút.

Chú ý: Kết hợp với Khúc trì, Phong thị để chữa mẩn ngứa, dị ứng.
 

 

Nguồn tin: Tổng hợp từ Châm cứu học T.1 (Viện ĐY), TĐ huyêt vị châm cứu (Lê Quý Ngưu) - Ảnh minh hoạ từ Internet

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 3.3 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây