HẠ LIÊM ( Xiàlián - Sia Lienn). Huyệt thứ 8 thuộc Đại trường kinh ( LI 8). Tên gọi: Hạ ( có nghĩa là thấp hơn hoặc ở dưới); Liêm ( có nghĩa là góc nhà, lề hay mép của hình thoi). Khi khuỷu tay gập cong lại tạo nên sự lồi lên của cơ xuất hiện ở vị trí này dưới dạng như hình thoi ở phía dưới nên gọi là Hạ liêm ( mép lề dưới của hình thoi)
HẠ CỰ HƯ ( Xiàjùxú - Sia Tsiou Sou). Huyệt thứ 39 thuộc Vị kinh ( S 39). Tên gọi: Hạ ( có nghĩa là ở dưới, trái với Thượng ở trên ( Thượng cự hư). Ở đây nói đến phần dưới của chân. Cự ( có nghĩa là lớn, vĩ đại); Hư ( có nghĩa là chỗ trống, ý nói đến khoảng trống giữa xương chày và xương mác. Huyệt nằm ở chỗ hõm của chân, nó cũng là Hạ hợp huyệt của kinh Thủ thái dương tiểu trường, thường biểu hiện sự rối loạn của tiểu trường. Do đó mà có tên là Hạ cự hư ( chỗ trống lớn ở dưới).
HÀNH GIAN ( Xing Jiàn - Sing Tsienn). Huyệt thứ 2 thuộc Can kinh ( Liv 2). Tên gọi: Hành ( có nghĩa là đi bộ, hay đi ngang qua, con đường đi hay lối đi); Gian ( có nghĩa là ở giữa). Huyệt nằm giữa ngón chân thứ nhất và ngón thứ hai, đường Can kinh đi ngang qua giữa hai ngón. Do đó mà có tên Hành gian.
HÀM YẾN ( Hàm Yàn- Ham Ienn). Huyệt thứ 4 thuộc Đởm kinh ( G4). Tên gọi: Hàm ( có nghĩa là: cằm, gật đầu); Yến ( có nghĩa là: đầy đủ, duỗi ra). Huyệt ở dưới Đầu duy và ở trên cơ thái dương. Khi khớp hàm dưới chuyển động, cơ được duỗi ra. Do đó mà có tên là Hàm yến.