LIỆT KHUYẾT

Thứ hai - 21/09/2015 05:11

.

.
LIỆT KHUYẾT ( Lié què - Lié Tsue). Huyệt thứ 7 thuộc Phế kinh ( L 7). Tên gọi: Liệt ( có nghĩa là tình trạng phân kỳ hay tách ra); Khuyết ( có nghĩa là thiếu đi, chỗ hõm hay khe hổng). Huyệt này ở trên cổ tay nơi mỏm xương quay hình trâm, nơi có lỗ hõm nó được xem như là lỗ hổng khuyết của tay và huyệt này lại là biệt lạc của kinh Thủ Thái âm Phế, từ nơi đó có một nhánh tách ra nối với kinh Thủ Dương minh Đại trường. Do đó mà có tên là Liệt khuyết.

LIỆT KHUYẾT

( Huyệt lạc nối với kinh Dương minh ở tay. Huyệt Giao hội của mạch Nhâm với kinh Phế)

Vị trí: - Ở cạnh cổ tay lên 1,5 tấc, lấy hai bàn tay để khe ngón cái và ngón trỏ bắt chéo nhau, đầu ngón trỏ một tay đặt lên đầu xương cạnh cổ tay của tay kia,chỗ đầu ngón là huyệt. ( Đại thành)

- Lấy ở chỗ đầu dưới xương quay nối với thân xương, trên khớp cổ tay 1,5 tấc. Trước và trong gân cơ ngữa dài (làm động tác gấp, ngữa bàn tay để tìm gân cơ ngữa dài).

Giải phẫu: Dưới da là bờ trước của gân cơ ngữa dài, cơ gấp dài ngón cái, chỗ bám của cơ sấp vuông và xương quay.Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh giữa. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.

Tác dụng:  

     - Tại chỗ: Sưng cổ tay, đau cẳng tay.

     - Theo kinh: Ho, đau ngực.

     - Toàn thân: Đái vàng, đái nhiều lần, đái khó, đau họng, các bệnh ở cổ gáy.

Cách châm cứu: Châm xiên, sâu 0,2-0,3 tấc. Cứu 5-10 phút.
 

 

 

Nguồn tin: Tổng hợp từ Châm cứu học T.1 (Viện ĐY), TĐ huyêt vị châm cứu (Lê Quý Ngưu) - Ảnh minh hoạ từ Internet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây