KIÊN NGUNG

Thứ tư - 09/09/2015 07:41

.

.
KIÊN NGUNG ( Jiànyú - Tsienn Lu). Huyệt thứ 15 thuộc Đại trường kinh ( LI 15). Tên gọi: Kiên ( có nghĩa là vai); Ngung ( có nghĩa là đầu xương vai). Huyệt này ở đầu xương vai và có biểu hiện ở sự rối loạn vai nên gọi là Kiên ngung ( đầu xương vai).

KIÊN NGUNG

( Huyệt Hội của kinh Dương minh ở tay với mạch Dương kiểu )

Vị trí: - Ở chỗ lõm ngoài vai, khỏang giữa hai xương, giơ cánh tay lên, lấy huyệt ở chỗ lõm ( Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).

- Lấy ở điểm giữa mỏm cùng vai và mấu động lớn của xương cánh tay, sát bờ trước mỏm cùng vai hoặc sờ để xác định bờ trước mỏm cùng vai để lấy huyệt, hoặc bảo người bệnh dang ngang cánh tay, mỏm cùng vai và mấu động lớn xương cánh tay sẽ làm xuất hiện 2 chỗ lõm, huyệt ở trong chỗ lõm nhỏ phía trước.

Giải phẫu: Dưới da là khe giữa bó đòn và bó cùng vai của cơ delta, khe khớp giữa xương bã vai và xương cánh tay. Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh mũ. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đọan thần kinh C4.

Tác dụng:
     - Tại chỗ: Đau vùng vai.

     - Theo kinh: Đau nhức, bại liệt chi trên trong liệt nửa người.

Cách châm cứu: Châm thẳng, sâu 0,8- 1,5 tấc hoặc châm mũi kim hướng dọc theo xương cánh tay. Cứu 15-30 phút.

Chú ý: Kết hợp với Khúc trì, Hợp cốc để chữa liệt chi trên.
 

Nguồn tin: Tổng hợp từ Châm cứu học T.1 (Viện ĐY), TĐ huyêt vị châm cứu (Lê Quý Ngưu) - Ảnh minh hoạ từ Internet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây