KIÊN TRINH

Thứ sáu - 11/09/2015 18:04

.

.
KIÊN TRINH ( Jiànzhèn - Tsienn Tchenn). Huyệt thứ 9 thuộc Tiểu trường kinh ( SI 9). Tên gọi: Kiên ( có nghĩa là vai); Kiên ( có nghĩa là bình thường hay trái nghĩa với bất bình thường). Huyệt có dấu hiệu ở vai đau và nâng cánh tay khó khăn. Nó có thể đẩy mạnh sự kháng cự của cơ thể để xua tan yếu tố gây bệnh bên ngoài, đẩy mạnh hoạt động chức năng của khớp vai phục hồi nó trở lại bình thường, nên có tên là Kiên trinh ( phục hồi bình thường vai).

KIÊN TRINH

Vị trí: - Ở giữa chỗ lõm cong ở xương bả vai, khoảng giữa hai xương rời ra, sau huyệt Kiên ngung (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

- Lấy ở gần bờ sau - dưới của cơ delta, trên đầu nếp nách sau thẳng lên 1 tấc.

Giải phẫu: Dưới da là cơ delta (gần bờ dưới) khe giữa cơ tròn to và cơ tròn bé, phần dài cơ ba đầu cánh tay, cơ dưới vai.Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh mũ, các nhánh dây thần kinh trên vai, nhánh của dây thần kinh quay. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D2.

Tác dụng:
     - Tại chỗ: Đau vai.

     - Theo kinh: Cánh tay, bàn tay đau và cử động khó khăn.

Cách châm cứu: Châm 0,5-1 tấc. Cứu 5-10 phút.

Chú ý: Kết hợp với Kiên ngung, Kiên liêu chữa đau khớp vai.
 

Nguồn tin: Tổng hợp từ Châm cứu học T.1 (Viện ĐY), TĐ huyêt vị châm cứu (Lê Quý Ngưu) - Ảnh minh hoạ từ Internet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây