18:26 29/02/2016
TAM DƯƠNG LẠC ( Sànyángluò - Sann Yang Lo). Huyệt thứ 8 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 8). Tên gọi: Tam ( có nghĩa là ba); Dương ( có nghĩa là trái với âm, ở đây nói đến ba kinh dương ở tay); Lạc ( có nghĩa là nối nhau, hay kết hợp). Ba kinh dương ở tay được nối với nhau tại huyệt này. Huyệt tương ứng với Tam âm giao ( ba kinh âm giao với nhau) ở hạ chi. Nên có tên là Tam dương lạc.
11:48 12/12/2015
ÔN LƯU ( Wèn lìu - Oenn Leou). Huyệt thứ 7 thuộc Đại trường kinh ( LI 7). Tên gọi: Ôn ( có nghĩa là ấm, chỉ Dương); Lưu ( có nghĩa là lưu thông, chảy vào). Huyệt có tác dụng làm ấm kinh, lưu thông làm xua tan hàn khí, nên có tên Ôn lưu ( làm ấm kinh)
11:57 10/12/2015
NỘI QUAN ( Nèi Guàn - Nei Koann). Huyệt thứ 6 thuộc Tâm bào lạc kinh ( P 6). Tên gọi: Nội ( có nghĩa là bên trong trái nghĩa với bên ngoài); Quan ( có nghĩa là cửa ải). Huyệt là nơi cửa ải quan trọng phía trong nơi kinh khí ra vào, cho nên gọi là Nội quan ( trái với Ngoại quan).
16:41 21/09/2015
LINH ĐẠO ( Lìng dào - L ìng Tao). Huyệt thứ 4 thuộc Tâm kinh (H 4). Tên gọi: Linh ( có nghĩa là nói đến tinh thần, linh hồn hoặc tâm trí); Đạo ( có nghĩa là đường mòn hay lối đi). Huyệt Linh đạo là huyệt Kinh thuộc Kim của Thủ Thiếu âm, được so sánh với con đường dẫn tới Tâm, mà đến lượt nó được xem như chi phối tới tâm trí, nó có dấu hiệu ở các bệnh tinh thần và rối loạn ở tim. Do đó mà có tên là Linh đạo ( đường lối tinh thần).
16:11 21/09/2015
LIỆT KHUYẾT ( Lié què - Lié Tsue). Huyệt thứ 7 thuộc Phế kinh ( L 7). Tên gọi: Liệt ( có nghĩa là tình trạng phân kỳ hay tách ra); Khuyết ( có nghĩa là thiếu đi, chỗ hõm hay khe hổng). Huyệt này ở trên cổ tay nơi mỏm xương quay hình trâm, nơi có lỗ hõm nó được xem như là lỗ hổng khuyết của tay và huyệt này lại là biệt lạc của kinh Thủ Thái âm Phế, từ nơi đó có một nhánh tách ra nối với kinh Thủ Dương minh Đại trường. Do đó mà có tên là Liệt khuyết.
17:54 06/09/2015
KHÚC TRÌ ( Qùchí - Tsiou Tchre). Huyệt thứ 11 thuộc Đại trường du ( LI 11). Tên gọi: Khúc ( có nghĩa là gập cong khuỷu tay); Trì ( có nghĩa là cái ao). Chỗ hõm nơi huyệt này được người ta ví như cái ao. Khi khuỷu tay gập cong lại nơi đó có một chỗ hõm nên gọi là Khúc trì ( ao cong).
16:58 05/09/2015
KHÚC TRẠCH ( Qùzé - Tsiou Tsre). Huyệt thứ 3 thuộc Tâm bào kinh ( P 3). Tên gọi: Khúc ( có nghĩa là một cái gì đó cong, ở đây nói đến sự uốn cong của khuỷu tay); Trạch ( có nghĩa là đầm lầy, thường nó rộng và cạn hơn một cái ao) Huyệt thuộc Hợp Thủy của kinh thủ Quyết âm Tâm bào, thường được tượng trưng bởi nước. Khi định vị trí này khuỷu tay được gập cong lại. Do đó mà có tên Khúc trạch.
19:59 08/10/2014
HẠ LIÊM ( Xiàlián - Sia Lienn). Huyệt thứ 8 thuộc Đại trường kinh ( LI 8). Tên gọi: Hạ ( có nghĩa là thấp hơn hoặc ở dưới); Liêm ( có nghĩa là góc nhà, lề hay mép của hình thoi). Khi khuỷu tay gập cong lại tạo nên sự lồi lên của cơ xuất hiện ở vị trí này dưới dạng như hình thoi ở phía dưới nên gọi là Hạ liêm ( mép lề dưới của hình thoi)