NGOẠI QUAN

Thứ bảy - 28/11/2015 18:00

.

.
NGOẠI QUAN ( Wàiguàn - Oaé Koann). Huyệt thứ 5 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 5). Tên gọi: Ngoại ( có nghĩa là bên ngoài, ở đây nói đến mặt ngoài cẳng tay); Quan ( có nghĩa là cửa ải). Đường kinh tới đây, từ cổ tay như đi vào một cửa ải giữa hai gân lớn. Ngoài ra nó là Lạc huyệt của kinh Thủ Thiếu dương. Từ đó, một nhánh kết hợp với Thủ Quyết âm Tâm bào trên mặt giữa của cẳng tay, nó cũng đối diện một một cửa ải bên trong ( Nội quan). Do đó mà có tên Ngoại quan,

NGOẠI QUAN

( Huyệt Lạc nối với kinh Quyết âm Tâm bào, huyệt giao hội của kinh Thiếu dương ở tay với mạch Dương duy)

Vị trí: - Ở sau cổ tay 2 tấc, chỗ lõm giữa hai xương (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

- Lấy ở giữa khe xương quay và xương trụ, trên Dương trì 2 tấc.

Giải phẫu: Dưới da là khe giữa các cơ ruỗi chung ngón tay và cơ ruỗi riêng ngón cái ở ngoài, với các cơ ruỗi riêng ngón tay út và cơ ruỗi riêng ngón tay trỏ ở trong, giữa màng gian cốt. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh quay. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C7.

Tác dụng:
     - Tại chỗ và theo kinh: Đau tay, bàn tay không nắm được, run bàn tay, đau khuỷu tay, không co ruỗi, ù điếc tai, đau đầu.

     - Toàn thân: Giải nhiệt ngoại cảm, tràng nhạc.

Cách châm cứu: Châm 0,3-0,5 tấc. Cứu 5-10 phút.

Chú ý:- Kết hợp với Đại chùy, Hợp cốc chữa ngoại cảm.

- Khi châm sâu không kích thích mạnh có thể làm tổn thương thần kinh giữa.
 

Nguồn tin: Tổng hợp từ Châm cứu học T.1 (Viện ĐY), TĐ huyêt vị châm cứu (Lê Quý Ngưu) - Ảnh minh hoạ từ Internet

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây