Contact Me on Zalo
Contact Me on Zalo
0985261315
.

NGŨ XỨ

  •   30/11/2015 06:41:10
  •   Đã xem: 2328
NGŨ XỨ ( Wu chù - Ou Tchrou - Wu Tchu). Huyệt thứ 5 thuộc Bàng quang kinh ( B 5). Tên gọi: Ngũ ( có nghĩa là 5 ); Xứ ( có nghĩa là nơi). Huyệt thứ tự thứ năm trên đường kinh, nên có tên gọi là Ngũ xứ.
.

NGŨ KHU

  •   30/11/2015 05:43:53
  •   Đã xem: 3013
NGŨ KHU ( Wushù - Ou Tchrou). Huyệt thứ 27 thuộc Đởm kinh ( G 27). Tên gọi: Ngũ ( có nghĩa là 5, ở đây nói đến ngũ tạng); Khu ( có nghĩa là then cửa, then chốt, trụ, cái gì đó quan trọng). Huyệt này ở với mức Quan nguyên, dọc theo Đan điền, nơi mà khí ngũ tạng đổ về. Do đó, mà có tên Ngũ khu ( then chốt quan trọng của Ngũ tạng).
.

NGỌC ĐƯỜNG

  •   28/11/2015 07:15:30
  •   Đã xem: 3438
NGỌC ĐƯỜNG ( Yu Tăng - Iou Trang - Iu Trung ). Huyệt thứ 18 thuộc Nhâm mạch ( CV 18). Tên gọi: Ngọc ( có nghĩa là đá trắng bích); Đường ( có nghĩa là chính trong cung thất). Ngọc đường là nhà chính là bằng ngọc bích trắng ở trong cung thất, nơi cao quý mà Tâm cư trú. Có người giải thích rằng huyệt này có quan hệ với Phế, được đại diện bởi màu trắng chủ yếu dùng trong những triệu chứng Phế khí bị rối loạn như: tức ngực, ho, hên, suyễn nặng tức nhiều khi nằm, khí đoản, nên gọi là Ngọc đường.
.

NGỌC CHẨM

  •   28/11/2015 06:59:50
  •   Đã xem: 14384
NGỌC CHẨM ( Yùzhen - Iu Tchenn - Iou Tcham). Huyệt thứ 9 thuộc Bàng quang kinh ( B 9). Tên gọi: Ngọc ( nguyên gốc có nghĩa là đá quý nhưng ở đây nói đến Phế); Chẩm ( có nghĩa là gối, ở đây nói đến xương chẩm sau đầu). Huyệt nằm phía sau chẩm ót, nơi quan trọng chủ yếu dùng để chữa nghẹt mũi, mũi là cửa sổ của Phế. Do đó mà có tên Ngọc chẩm.
.

NGOẠI QUAN

  •   28/11/2015 06:00:54
  •   Đã xem: 8006
NGOẠI QUAN ( Wàiguàn - Oaé Koann). Huyệt thứ 5 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 5). Tên gọi: Ngoại ( có nghĩa là bên ngoài, ở đây nói đến mặt ngoài cẳng tay); Quan ( có nghĩa là cửa ải). Đường kinh tới đây, từ cổ tay như đi vào một cửa ải giữa hai gân lớn. Ngoài ra nó là Lạc huyệt của kinh Thủ Thiếu dương. Từ đó, một nhánh kết hợp với Thủ Quyết âm Tâm bào trên mặt giữa của cẳng tay, nó cũng đối diện một một cửa ải bên trong ( Nội quan). Do đó mà có tên Ngoại quan,
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây