THÁI BẠCH ( Taìbái - Taé Po). Huyệt thứ 3 thuộc Tỳ kinh ( Sp 3). Tên gọi: Thái ( có nghĩa là lớn); Bạch ( có nghĩa là trắng). Huyệt nằm sau ngón chân cái, ở phía sau dưới đầu xương bàn chân thứ nhất, ở chỗ giáp nhau của da trắng và đỏ nhưng sát với phần trắng hơn, nên có tên là Thái bạch ( quá trắng).
THÁI ẤT ( TaiYi - Tae). Huyệt thứ 23 thuộc Vị kinh ( S 23). Tên gọi: Thái ( có nghĩa là lớn lao, vĩ đại hay quan trọng); Ất ( có nghĩa là một). Ở đây muốn nói đến vũ trụ vĩ đại bao la mà sự lớn lên và phát triển của tất cả các sự vật trên thế giới này đều phải phụ thuộc vào nó, cũng như Tỳ và Vị được xem như nguồn hậu thiên chế tạo sản sinh ra khí, sau đó thay thế khí tiên thiên ( bẩm sinh) của cơ thể. Huyệt có khả năng đẩy mạnh chức năng của Tỳ và Vị là nguồn năng lượng của cơ thể. Nên có tên là Thái ất.
THANH LINH ( Qinglíng - Tsring LInh). Huyệt thứ 2 thuộc Tâm kinh ( H 2). Tên gọi: Thanh ( có nghĩa là xanh, trong chẩn đoán theo Y học cổ truyền có nghĩa là đau); Linh ( có nghĩa là thần, ở đây tượng trưng cho hình ảnh mà hậu quả của huyệt này hoàn toàn chữa được. Huyệt có tác dụng trong việc chữa trị cơn đau đầu, tay, tim hay ngực. Do đó mà có tên là Thanh linh ( hiệu quả trong việc chữa đau).
THANH LÃNH UYÊN ( Qìnglengyuàn - Tsing Leng Iuann). Huyệt thứ 11 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 11). Tên gọi: Thanh ( có nghĩa là mát. trong sạch); Lãnh ( có nghĩa là lạnh); Uyên ( có nghĩa là cái vực sâu). Huyệt chủ yếu dùng trị các chứng bệnh lý của Tam tiêu, liên quan sự bí tiểu, tích lũy hơi nóng. Huyệt có nhiệm vụ đặc hiệu của kinh này để làm hủy hơi nóng để thanh nhiệt và lương huyết. Do đó mà có tên là Thanh lãnh uyên.
TẤT QUAN ( Xiguàn - Sikoann - Tcheu Koann). Huyệt thứ 7 thuộc Can kinh ( Liv 7). Tên gọi: Tất ( có nghĩa là xương đầu gối); Quan ( có nghĩa là khớp). Huyệt nằm sát huyệt đầu gối, nên có tên là Tất quan ( khớp xương đầu gối).
TẤT DƯƠNG QUAN ( Xiyángguàn - Si Yong Koann). Còn có tên khác là: Quan lăng, Quan dương, Dương quan. Huyệt thứ 33 thuộc Đởm kinh ( G 33). Tên gọi: Tất ( có nghĩa là khớp đầu gối); Dương ( có nghĩa là mặt bên ngoài của đầu gối); Quan ( có nghĩa là khớp). Huyệt ở trong hỏm giữa biên giới mỏm trên lồi cầu ngoài của xương đùi và gân cơ hai đầu đùi. Do đó mà có tên là Tất dương quan.
TÂM DU ( Xinshù - Sinn Chou). Huyệt thứ 15 thuộc Bàng quang kinh ( B 15). Tên gọi: Tâm ( có nghĩa là hiểu theo giải phẫu là tim); Du ( có nghĩa là huyệt, nơi khí ra vào). Huyệt sát với tim và qua nơi đó tâm khí rót vào cơ thể. Nó có dấu hiệu chủ yếu ở sự rối loạn tim, do đó mà có tên Tâm du.
TAM TIÊU DU ( SàngJiasohù - Sann Tsiao Chou). Huyệt thứ 22 thuộc Bàng quang kinh ( B22). Tên gọi: Tam tiêu ( có nghĩa là 1 trong 6 phủ. Chia ra Thượng tiêu, Trung tiêu, Hạ tiêu); Du ( có nghĩa là lỗ trống không khí ra vào). Huyệt ở dưới Tỳ du, Vị du và nằm trên huyệt Thận du. Huyệt được xem như là nơi khí Tam tiêu di chuyển rót về, có ý nghĩa chủ trị về tam tiêu cũng như những biểu hiện chủ yếu về rối loạn của Tam tiêu.
TAM GIAN ( SànJiàn - San Tsienn). Huyệt thứ 3 thuộc Đại trường kinh ( LI 3). Tên gọi: Tam ( có nghĩa là ba); Gian ( có nghĩa là khe, ý nói khe hở). Huyệt ở trên đường tiếp giáp da gan tay- mu tay ở bờ ngoài ngón trỏ, ngang chỗ tiếp nối với thân và đầu dưới xương bàn tay thư hai, nơi chỗ hỏm. Theo thứ tự là huyệt thứ ba thuộc kinh Dương minh Đại trường nên có tên là Tam gian.
TAM DƯƠNG LẠC ( Sànyángluò - Sann Yang Lo). Huyệt thứ 8 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 8). Tên gọi: Tam ( có nghĩa là ba); Dương ( có nghĩa là trái với âm, ở đây nói đến ba kinh dương ở tay); Lạc ( có nghĩa là nối nhau, hay kết hợp). Ba kinh dương ở tay được nối với nhau tại huyệt này. Huyệt tương ứng với Tam âm giao ( ba kinh âm giao với nhau) ở hạ chi. Nên có tên là Tam dương lạc.