MÔ TẢ: | Dây đau xương là một loại dây leo, dài 7-8cm có cành dài rũ xuống, lúc đầu có lông, sau thì nhẵn lớp vỏ không sần sùi. Lá cũng có lông nhất là ở mặt dưới làm cho mặt dưới có màu trắng nhạt, phần lá hình tim, phía cuốn tròn và hõm lại, phía đỉnh hẹp lại thành mũi nhọn, dài 10-20cm, rộng 8-10cm có 5 gân nhỏ, toả hình chân vịt. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đơn độc, hoặc mấy lá chùm tụ lại, chùm dài khoảng 10cm, có lông măng màu trắng nhạt, quả khi chín có màu đỏ, có dịch nhày, hình bán cầu. |
MÙA HOA QUẢ: | Cây mọc khoẻ, trồng bằng thân cây. Thu hái quanh năm. |
PHÂN BỔ: | Mọc hoang khắp nơi ở miền núi cũng như đồng bằng ở Việt Nam. |
BỘ PHẬN DÙNG: | Thân, lá cây |
THÀNH PHẦN HÓA HỌC: | Thành phần hoá học có nhiều Ancaloit |
CÔNG DỤNG: | Dây đau xương là một vị thuốc được lưu truyền nhiều trong nhân dân ở miền núi các tỉnh phía bắc, Tây Bắc đã được trồng rộng rãi trong nhân dân để chữa những triệu chứng của bệnh tê thấp, đau xương, nhức mỏi toàn thân, còn dùng làm thuốc bổ. Dùng dưới hình thức uống,hay xoa bóp, thân cây có tác dụng mạnh hơn. 1-Lấy dây đau xương giã nhỏ, trộn với ít nước đắp lên những chỗ đau nhức. 2- hái nhỏ thân dây đau xương, sao vàng ngâm rượu với tỷ lệ 1/5. Ngày uống 3 lần, mỗi lần một cốc nhỏ. Phụ nữ hoặc những người không uống được rượu, có thể sắc với nước uống. Thời gian 15-20 ngày. Một bài thuốc dễ tìm để làm không tốn tiền lại chữa được bệnh đau nhức xương khớp đặc biệt là viêm khớp vùng cổ và thắt lưng, lại không có một phản ứng phụ nào. |
Tác giả bài viết: Thiếu Phúc sưu tầm
Nguồn tin: www.vienduoclieu.org.vn