Hoàng Đế nói : “Ta mong được nghe về cái Đạo của những cây kim chứ không phải về vấn đề quốc sự”[6].
Kỳ Bá đáp : “Ôi ! Vấn đề trị quốc cũng chỉ là cái Đạo mà thôi, nếu không dùng Đạo thì làm sao có thể tập hợp tất cả những gì nhỏ nhất, lớn nhất, sâu nhất và cạn nhất vào cái nhất được ?”[7].
Hoàng Đế đáp : “Mặt trời và mặt trăng đấy ! Mặt nước và mặt gương đấy ! Ôi ! Ánh sáng của mặt trời và mặt trăng không làm mất cái ảnh của mình, sự quan sát trên mặt nước và mặt gương không làm mất cái hình của mình, sự ứng của cái trống và tiếng vang không làm sai lệch âm thanh mình; Khi có dao động là có ứng và có họa, luôn luôn bộc lộ được cái tình của nó”[8].
Hoàng Đế hỏi : “Thật là hoàn chỉnh thay ! Đây là ánh sáng rực rỡ không thể che dấu được; cái không thể che dấu đó không mất đi lẽ Âm Dương tham hợp, lẽ (Âm Dương) để xét rõ hơn, từ lẽ thiết yếu của Âm Dương để nghiệm chứng, thấy được lẽ Âm Dương để biết được, như ta đang nhìn vào mặt nước trong, nhìn vào mặt gương sáng, không mất đi hình dáng của nó[9]. Ngũ âm không vang rõ, ngũ sắc không sáng rõ, ngũ tạng bị dao động (không an), như vậy tức là ngoại và nội không cùng nối tiếp nhau[10]. Nếu tiếng trống ứng với dùi trống, tiếng vang ứng với âm thanh phát ra, ảnh giống với hình, do đó, từ xa ta có thể nắm được bên ngoài để suy đoán bên trong, từ chỗ gần ta có thể nắm được bên trong để suy đoán bên ngoài, ta gọi đây là chỗ cực vi diệu của Âm Dương, là chỗ cao nhất của Thiên địa vậy[11]. Nay xin tàng giữ nơi phòng Linh Lan, không dám để lọt ra ngoài vậy”[12].
Tác giả bài viết: Thiếu Phúc sưu tầm