Hoàng Đế hỏi Bá Cao : "Ôi ! Tà khí ở khách nơi con người, có khi làm cho mắt không nhắm lại được, không nằm được chỉ muốn ra ngoài, khí gì đã gây nên như thế ?”[1].
Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá : "Chứng hàn nhiệt lỗi (loa) lịch, thường sinh ra ở vùng cổ và nách, đây là do khí gì đã sinh ra ?”[1]. Kỳ Bá đáp : "Đây là do độc khí của chứng thử lũ hàn nhiệt lưu lại trong mạch rồi không đi nữa, gây ra”[2]. Hoàng Đế hỏi : "Cách trị như thế nào ?”[3].
Hoàng Đế hỏi Thiếu sư : "Con người mỗi khi có việc lo sợ và nổi giận 1 cách đột ngột, tiếng nói sẽ bị mất âm thanh, đó là do con đường khí đạo nào bị tắc nghẽn ? Hay là khí nào bị ngưng vận hành ? Khiến cho âm thanh không còn có thể phát ra được nữa ? Ta mong được nghe giải thích về nguyên nhân đã gây nên như thế ?”[1].
Hoàng Đế hỏi : "Do khí bị uất mà thành chứng Thượng cách, khi ăn uống vào thì phải ói ra ngay, chứng bệnh này ta đã biết rồi[1]. Giun thì gây ra chứng Hạ cách - Chứng Hạ cách có nghĩa là khi ăn vào khoảng tròn 1 chu kỳ ngày và đêm mới ói ra[2]. Đối với chứng này, ta vẫn chưa hiểu như thế nào cả, ta mong được nghe thầy giải thích về việc này”[3].
Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá : " Ta đã nghe thầy giảng về phép châm cửu châm, và ta đã áp dụng để chữa bệnh cho trăm ho, nhưng huyết khí của trăm họ không giống nhau về thịnh suy, cũng không giống nhau về thể chất : Có những người mà thán khí dễ bị kích động, vừa mới châm vào thì khí của người bệnh đã có phản ứng, có những người mà vừa châm vào thì khí phản ứng xảy ra đồng thời, có những người mà khi rút kim ra xong rồi thì khí mới phản ứng 1 mình, có những người phải châm nhiều lần thì người bệnh mới biết phản ứng, có khi vừa phát châm thì khí phản ứng bằng cách nghịch lại, có người châm được nhiều lần thì bệnh càng nguy kịch thêm[1]. Tất cả 6 tình huống trên được biểu hiện với những phản ứng khác nhau, Ta mong được nghe về nguyên nhân nào đã gây ra những tình huống khác nhau ấy”[2].
Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá : "Ôi ! Trăm bệnh bắt đầu sinh ra, tất cả đều sinh ra từ phong vũ, hàn thử, thanh thấp, và hỉ nộ[1]. Khi mà việc hỉ nộ không điều tiết được (quá độ), nó sẽ làm tổn thương đến tạng[2]. Khi bị cảm bởi phong vũ thì bị thương đến phần trên[3]. Khi bị cảm bởi thanh thấp thì bị thương đến phần dưới[4]. Khí của bộ vị (trên, giữa và dưới của con người) khi bị thương đều khác loại nhau, ta mong được nghe về lý do chính của nó”[5].
Đối với loại hình của người thuộc Hữu chủy và Thiếu chủy, ta nên điều trị ở phần thượng bộ của phía hữu của thủ Thái dương Tiểu trường kinh[1]. Đối với loại hình của người thuộc Tả thương và Tả chủy, ta nên điều trị ở phần thượng bộ của phía tả của thủ Dương minh Đại trường kinh[2].
Hoàng Đế hỏi : "Ta nghe nói vóc dáng con người gồm 2 loại Âm và Dương phân biệt như thế nào ?”[1].
Hoàng Đế hỏi : "Kinh mạch gồm có 12, trong số đó, các kinh Thủ Thái âm, Túc Thiếu âm, Túc Dương minh lại tự mình động không ngừng, tại sao vậy ?”[1].
Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá : "Ta nói phép châm có ngũ cấm (5 điều cấm kỵ), Vậy ngũ cấm là gì ?”[1]. Kỳ Bá đáp : "Đây là cấm 1 số huyệt đạo trong trong ngày nào đó không được châm”[2]. Hoàng Đế hỏi : "Ta nghe nói trong phép cấm châm có ngũ đoạt”[3].