Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá : “Ôi ! Khí của tứ thời (bốn mùa), mỗi mùa đều có sự biểu hiện khác nhau, sự khởi lên của trăm bệnh đều có sự sinh ra của nó, phép cứu châm lấy gì làm chỗ định ?”[1].
Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá : “Con người thọ khí từ đâu ? Âm Dương hội nhau ở đâu ? Khí gì gọi là Doanh ? Khí gì gọi là Vệ ? Doanh khí sinh ra từ đâu ? Vệ khí hội nhau ở đâu ? Khí của người già và người trai tráng không đồng nhau, Âm Dương ở những chỗ khác nhau, Ta mong được nghe về chỗ hội của chúng”[1].
Hoàng Đế nói : “Ta mong được nghe về vấn đề mạch độ”[1]. Kỳ Bá đáp : “Lục dương kinh của Thủ đi từ tay đến đầu, dài 5 xích, 5 lần 6 là 3 trượng[2]. Lục âm kinh của Thủ đi từ tay đến giữa ngực dài 3 xích 5 thốn. 3 lần 6 là 1 trượng 8 xích, 5 lần 6 là 3 xích, hợp lại là 2 trượng 1 xích[3]. Lục dương kinh của Túc đi từ chân lên trên đến đầu dài 8 xích, 6 lần 8 là 4 trượng 8 xích[4].
Hoàng Đế nói : “Con đường của doanh khí qúy nhất là ở chỗ nạp cốc khí nhập vào Vị, sau đó mới truyền lên cho Phế, tràn ngập ở trong và bố tán ra ngoài, phần tinh chuyên vận hành trong kinh toại, nó doanh hành 1 cách thường không bao giờ ngừng lại, chung rồi lại thỉ, đây chính là kỷ của Thiên Địa[1].
Hoàng Đế hỏi : “Ta mong được nghe thế nào là ngũ thập doanh”[1].
Hoàng Đế hỏi Bá Cao : “Thiên ‘Mạch Độ’ có nói về sự dài và ngắn của kinh mạch, vậy chúng ta dựa vào đâu để lập nên (sự quy định) đó ?”[1]. Bá Cao đáp : “Trước hết, chúng ta nên đo đạc sự dài ngắn, rộng hẹp, lớn nhỏ của cốt tiết, được vậy thì mạch độ sẽ định vậy” [2].
Cân của kinh túc Thiếu dương khởi lên ở đầu ngón chân út, lên trên kết ở mắt cá ngoài, đi chếch lên để kết ở gối, đi xuống dọc theo mặt ngoài chân, kết ở gót chân, lên để kết ở gót chân phía sau, rồi kết ở kheo chân[1].
Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá : “Kinh mạch gồm có 12 đường, bên ngoài nó hợp với 12 kinh thủy, bên trong nó thuộc vào ngũ tạng, lục phủ [1]. Ôi ! 12 kinh thủy, trong số đó có lớn nhỏ, có sâu cạn, có rộng hẹp, có xa gần, tất cả đều không đồng nhau[2]. Ngũ tạng lục phủ có những cao thấp, nhỏ lớn, thọ nhận cốc khí nhiều ít cũng không bằng nhau. vậy sự tương ứng giữa chúng với nhau như thế nào?[3] Ôi ! kinh Thủy nhờ thọ được thủy để vận hành, ngũ tạng nhờ hợp được với thần khí hồn phách để tàng giữ, lục phủ nhờ thọ được ‘cốc khí’ để vận hành, thọ được ‘khí’ để mà mở rộng ra, kinh mạch nhờ thọ được ‘huyết’ để mà ‘doanh’ ra[4]. Nay muốn hợp lại nhau để ‘trị bệnh’ phải làm sao?[5] Ta có thể nghe trình bày về sự châm sâu hay cạn, cứu bằng tráng số nhiều hay ít không?”[6].
Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá : “Ta nghe con người hợp với Thiên Đạo, bên trong có ngũ tạng để hợp với ngũ âm, ngũ sắc, ngũ thời, ngũ vị[1]. Ngũ vị : bên ngoài có lục phủ để ứng với lục luật, lục luật để “kiến” nên các kinh thuộc Âm Dương nhằm hợp với thập nhị huyệt, thập nhị thần, thập nhị tiết, thập nhị kinh thủy, thập nhị thời, thập nhị kinh mạch[2]. Đây là sự “ứng” của ngũ tạng lục phủ với Thiên Đạo[3]. Ôi ! Thập nhị kinh mạch là nơi con người dựa vào để sống, nơi mà bệnh dựa vào để thành, nơi mà con người dựa vào để trị, nơi mà bệnh dựa vào để khởi lên; cái học (về y) bắt đầu từ đây, sự khéo léo (của người thầy thuốc) phải đạt đến (sự hiểu biết về nó)[4]. Người thầy vụng về thường hay đổi sự hiểu biết của mình về nó, người thầy thuốc khéo léo xem nó là vấn đề khó khăn (cần đạt đến)[5]. Ta xin hỏi thầy về sự “xuất nhập ly hợp của nó” như thế nào ?”[6].
Lôi Công hỏi Hoàng Đế : “Thiên ‘Cấm phục’ có nói, phàm cái lý của việc châm là phải lấy kinh mạch làm đầu, nó có nhiệm vụ doanh cho sự vận hành của khí, nó ‘chế’ để cho khí trở thành ‘độ lượng’; bên trong, nó làm cho khí của ngũ tạng vận hành thành thứ tự, bên ngoài, nó làm cho lục phủ phân biệt nhau. Thần mong được nghe về cái đạo vận hành ấy”[1].