34. BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
- Biện chứng đông y: Tỳ âm không đủ.
- Cách trị: Tư âm thanh nhiệt, sinh nhuận, chống khát.
- Đơn thuốc: Trị tiêu chỉ khát thang.
- Công thức:
Sinh địa 30g | Hoài sơn 30g |
Thiên hoa phấn 20g | Thạch hộc 20g |
Tri mẫu 20g | Sa sâm 15g |
Mạch đông 15g | Trạch tả 12g |
Ngũ vị tử 6g |
Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Nếu thấy rất đói và khát thêm: Thạch cao (sống), Hoàng liên; nếu khí hư nặng thêm Nhân sâm, Hoàng kì; âm tổn cập dương thì thêm Phụ phiến, Nhục quế.
- Hiệu quả lâm sàng: Dương XX, nam, 50 tuổi, cán bộ, khát nước, uống nhiều, mỗi ngày uống đến 6 bình nước. Ǎn nhiều, chóng đói mỗi ngày ǎn 1,2kg gạo, nhiều nước tiểu, uống bao nhiêu đi tiểu bấy nhiêu. Bệnh đã hơn một nǎm. Thể trọng giảm 12kg so với trước khi bị bệnh. Đầu váng, hụt sức, không thể tiếp tục làm việc được, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng màu vàng mạch tế sác. Xét nghiệm: đường niệu (+++). Đã điều trị bằng thuốc tây D860 và insulin, đồng thời hạn chế thức ǎn có đường, nhưng bệnh chỉ đỡ tạm thời, ngừng thuốc lại phát. Vì thế phải tìm đến đông y cho bài "Tri tiêu chỉ khát thang". Uống gần 40 thang. Kiểm tra đường niệu (+), ǎn uống trở lại bình thường, tiếp tục đi làm. Khuyên bệnh nhân mỗi ngày nấu Sinh địa, Hoài sơn mỗi thứ 50g để ǎn, kiên trì trong hơn tháng để củng cố hiệu quả điều trị. Về sau hỏi lại, không thấy tái phát bệnh.
- Bàn luận: Trương Tích Thuần cho rằng chứng tiêu khát là do tỳ âm không đủ gây nên. Lại bảo Sinh địa, Hoài sơn dược đại bổ tỳ âm, nên bài thuốc trên trọng dụng chúng. Thiên hoa phấn tiêu nhiệt tốt cho thượng tiêu, trung tiêu mà lại chống khát. Thạch hộc giáng hòa cho trung tiêu mà ích vị. Tri mẫu làm cứng âm cho hạ tiêu mà trừ nhiệt. Sa sâm, Mạch đông để trị phế vị. Trạch tả lợi thủy, dẫn nhiệt trọc. Ngũ vị tử liễm âm mà sinh tân. Nghiên cứu dược lý hiện đại cũng cho rằng các vị thuốc Địa hoàng, Hoài sơn dược, Trạch tả, Nhân sâm ở các mức độ khác nhau đều có tác dụng giảm đường huyết. Bởi vậy phối hợp như trên đã thu được hiệu quả tốt.
35. BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
- Biện chứng đông y: âm hư.
- Cách trị: Tư âm thanh nhiệt, sinh tân nhuận táo.
- Đơn thuốc: Sinh tân nhuận táo ẩm.
- Công thức:
Thạch cao (sống) 60g | Đại sinh địa 30g |
Mỗi ngày 1 thang, sắc uống thay trà.
Có thể cho thêm Thiên hoa phấn. Thạch hộc để dưỡng vị âm.
- Hiệu quả lâm sàng: XX, nữ, 38 tuổi. Từ nǎm 1961 bắt đầu thấy khát uống nhiều nước. Thèm ǎn, lượng nước uống ngày càng tǎng, đi tiểu nhiều lần, nước giải nhiều, lượng kinh nguyệt hàng tháng giảm dần, có uống thuốc mà không khỏi. Tháng 2-1962 bệnh nhân tới xin điều trị, lúc đó rất khát, thèm uống, gày gò, chân tay yếu ớt, mất kinh nguyệt, mặt trắng, gò má đỏ, mạch trầm sác, lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng hơi vàng, đại tiện khô, tiểu tiện lượng nhiều. Xét nghiệm thấy đường niệu (++). Cho uống bài thuốc "Sinh tân nhuận táo ẩm", uống thay nước trà làm nhiều lần, cho ǎn dè dặt, mì, khoai lang, kẹo v.v... Uống trong 1 tháng, bệnh nhân tự cảm thấy đỡ khát, lượng nước uống giảm từng ngày, trong người thoải mái. Kiểm tra đường niệu (+). Lại kiên trì uống trong hai tháng, hết khát, ǎn uống, tiểu tiện phục hồi bình thường, đường niệu (-), thân thể béo tốt, kinh nguyệt trở lại đều đặn, tay chân khỏe mạnh, có thể tham gia lao động.
- Bàn luận: Tiêu khát phần lớn bởi dương minh táo nhiệt mà ra. Chứng này do bệnh lâu ngày thương tổn đến âm, vị nhiệt bốc lên, dịch âm bị hỏa đốt, âm huyết hư nên không thể làm nhuận da thịt thông huyết hải. Tức là chất dinh dưỡng không được hấp thụ, sử dụng đường thóat ra theo nước tiểu nên máu không có gì nuôi sống da thịt gày gò, mất kinh nguyệt. Thạch cao tính ngọt, hàn trừ được hỏa dương minh, lại giải nhiệt cho da thịt. Màu trắng của Thạch cao nhập vào phế, chất nặng mà chứa mỡ có tác dụng Kim Sinh thủy, Sinh địa tư âm thanh nhiệt, sinh tân nhuận táo, tư thượng nguyên để sinh thủy, phế được thủy làm nhuận nên như đám sương mù lan tỏa làm nhuận tân dịch toàn thân, lại có thể ích huyết, làm thông huyết hải. Bởi vậy kinh nguyệt trở lại đều đặn, da thịt cũng đầy đặn.
36. BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
- Biện chứng đông y: Âm hư dương kháng.
- Cách trị: Dưỡng âm sinh tân, nhuận táo thanh nhiệt.
- Đơn thuốc: Giáng đường ẩm (hoàn).
- Công thức:
Ngũ vị tử 12g | Mạch đông 12g |
Sơn dược 30g | Sinh địa 30g |
Nguyên sâm 15g | Hoàng kỳ 15g |
Thương truật 6g | Thạch cao 60g |
Nhân sâm 9g | Ký quả 9g |
Hà thủ ô 9g |
Có thể thay Nhân sâm 9 g = Đảng sâm 30g.
Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. uống thuốc cho đến khi đường niệu chuyển sang âm, sau đó các vị thuốc trên có thể chế thành hoàn mỗi ngày 3 lần, mỗi lần uống 9g. Bệnh nhân huyết áp cao bệnh mạch vành có thể thêm Cát cǎn, Hoàng cầm, Đan sâm, ngoài da có mụn nhọt có thể thêm Bồ công anh, Hoàng bá, Cương tàm; mất ngủ mộng mị nhiều thêm Nhân táo xào dấm; đái nhiều thêm Sơn thù nhục.
- Hiệu quả lâm sàng: Theo dõi 80 người bệnh, phần lớn sau khi uống thuốc 5-10 ngày có hiệu quả rõ rệt. Sau khoảng 1 tháng, đường huyết cơ bản trở lại bình thường (những bệnh nhân dùng thuốc đến 40 ngày mà không có kết quả thì nên đổi sang chữa bằng bài thuốc khác).
- Bàn luận: Bài thuốc "Giáng đường ẩm" thích hợp với người bị bệnh vừa và nhẹ. Còn với những bệnh nhân nặng hoặc kèm bệnh về gan, lao thì nên kết hợp với thuốc tây cùng điều trị mới thích hợp.
37. BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
- Biện chứng đông y: Âm hư dương kháng, tân cố nhiệt dâm.
- Cách trị: Dưỡng âm sinh tân chỉ khát.
- Đơn thuốc: Trị tiêu tư khảm ẩm gia giảm.
- Công thức:
Đại sinh địa 50g | Sơn du nhục 15g |
Hoài sơn dược 15g | Phi ngọc trúc 15g |
Nữ trinh tử 15g | Cam câu kỷ 15g |
Thốn mạch đông 15g | Địa cốt bì 30g |
Ô mai nhục 10g | Sinh cam thảo 15g |
Riêng Súc sa nhân 5g (tán bột chiêu uống nhiều lần với thuốc).
Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, uống thuốc xong, nếu đường huyết, đường niệu chỉ giảm chậm thì có thể thêm Nguyên sâm, Hoàng tinh, Thạch hộc; Nếu bệnh tình kéo dài mà không chữa, đã bước sang trạng thái Âm tổn đến dương, chứng Tam tiêu không rõ rệt lắm, có khí hư, sợ rét, thần kinh suy nhược thì thêm 15g Phụ phiến (chín) (sắc trước), Nhục quế 8g.
- Hiệu quả lâm sàng: Bài thuốc này thích hợp với những người mới mắc bệnh đái tháo đường, quá trình bệnh chưa lâu, nhưng chứng tam tiêu tồn tại rõ rệt, thì nói chung hiệu quả khá, đa số bệnh nhân sau khi chữa bằng bài thuốc trên bệnh trạng đều chuyển biến tốt, khỏi bệnh về mặt lâm sàng hoặc bệnh lý. Trần XX, nữ, 52 tuổi. Mùa xuân nǎm 1977 tới khám. Bệnh nhân thể chất béo tốt, trước kia khỏe mạnh, một tháng trước đây đột nhiên sinh ra khô miệng khát nước, uống bao nhiêu cũợng không đã, một ngày đêm uống 4 phích nước, tiểu tiện nhiều lần, thèm ǎn, người mệt mỏi, tinh thần u uất. Đến khám ở bệnh viện, xác định là bệnh đái tháo đường (đường niệu +++), đường huyết 320mg%. Cho uống thuốc D860, sau một tuần bệnh nhân tự cảm thấy thuốc phản ứng rõ ràng, mới đến yêu cầu được chữa đông y. Bắt mạch thấy mạch phù đại mà hư, lưỡi đỏ, ít rêu, đại tiện đã 3 ngày chưa đi. Bệnh thuộc loại âm hư dương kháng, tân dịch khuyết hao. Cho dùng bài "Trị tiêu tư khảm ẩm gia giảm", thay vị Thủ ô chế bằng thủ ô sống tǎng Thốn đông lên 30g, lại thêm Nguyên sâm 20g. Uống liền 15 thang. Khám lại thấy, cảm giác khô miệng muốn uống nước giảm đi rõ rệt, lượng nước uống giảm còn 2 bình, bệnh nhân tự cảm thấy tinh thần cũng biến chuyển tốt, đại tiện ngày 1 lần, không còn những khó chịu khác. Lại cho uống tiếp 30 thang, các triệu chứng chuyển biến tốt hơn, xét nghiệm đường niệu (++), đường huyết 175mg%. Giảm bớt lượng thuốc của bài trên, cho uống đến 60 thang, ǎn uống trở lại bình thường, tinh thần phấn khởi. Xét nghiệm lại, đường niệu (-), đường huyết 130mg%. Bệnh đã khỏi về cơ bản. Khuyên tiếp tục giữ bài cũ cách một ngày dùng một thang để củng cố hiệu quả. Sau khi thôi dùng thuốc, thǎm hỏi thấy đã 2 nǎm bệnh không tái phát.
- Bàn luận: Bệnh đái tháo đường theo y học hiện đại là thứ bệnh suốt đời, dai dẳng khó khỏi. Nhưng qua điều trị đông y, những bệnh nhân được chữa khỏi lâm sàng cũng như khỏi bệnh lý không phải là hiếm. Kinh nghiệm lâm sàng chứng tỏ, muốn chữa khỏi bệnh đái tháo đường, ngoài việc phải chǎm dùng thuốc ra, còn phải chú trọng kiêng kị thì mới đảm bảo thu được hiệu quả, nếu không thì chỉ phí thuốc, mất công không. Vì vậy trong thời gian dùng thuốc chữa bệnh cần phải luôn luôn nhắc nhở người bệnh chú ý những điều sau đây:
1. Tránh sinh hoạt vợ chồng: Nhất thiết phải nghiêm khắc khống chế giao hợp, phải kiêng kị trong 1-2 nǎm.
2. Cẩn thận việc ǎn uống: Ǎn ít thực phẩm có chất béo, ngọt, dầu mỡ và các thức có tính chất kích thích, nhất là bớt ǎn chất tinh bột.
3. Tránh giận dữ: Giữ người bệnh ở tâm trạng thanh thản, cấm để lâm vào trạng thái tức giận.
4. Thích ứng với độ lạnh ấm của bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông.
5. Hoạt động thích hợp, tránh làm việc quá mệt.
67. BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH
- Biện chứng đông y: Dương của ngực không hưng phấn lên được đờm ứ làm tắc đường lạc.
- Cách trị: Tuyên tí thông dương, khoát đàm khư ứ.
- Đơn thuốc: Ôn đảm thang gia vị.
- Công thức:
Phục linh 15g | Pháp hạ 9g |
Trần bì 9g | Trúc nhự 9g |
Chỉ thực 12g | Qua lâu xác 30g |
Giới bạch 9g | Giáng hương 15g |
Đan sâm 15g | Xuyên khung 15g |
Hồng hoa 9g | Quế chi 9g |
Bạch truật 15g |
Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
- Hiệu quả lâm sàng: Chu XX, nam, 60 tuổi, công nhân. Một tháng gần đây sau mỗi lần lao động nặng nhọc thì lại thấy vùng trước tim đau đớn kiểu đè nén, một lần có thể kéo dài tới hơn 10 phút, kèm đầu váng, ho, nhiều đờm. Vì đau ngực kịch liệt thêm ra mồ hôi lạnh 4 giờ liền nên ngày 18 tháng 5 nǎm 1977 phải vào viện cấp cứu, Điện tâm đồ cho thấy nhịp tim thể hang, động mạch vành không cung cấp đủ máu cấp tính. Sau khi nhập viện tiêm bắp 50mg dolantin, thở oxy thì đỡ đau, sau đó thường cho dùng 0,2 aminophyllin, mỗi ngày 3 lần ngậm dưới lưỡi viên trinitroglycerin. Đông y hội chẩn thấy người bệnh sắc mặt xanh tím, ra mồ hôi, vẻ ngoài khổ sở, chất lưỡi đỏ nhạt, có ban ứ, rêu lưỡi bẩn, mạch tượng huyền hoạt. Có tiền sử hút thuốc lá, uống rượu, có tiền sử viêm phế quản mạn tính, là hung dương không hưng phấn lên được, đờm trọc ứ tắc, cần phải trị bằng truyền lý thông dương, khử đàm hóa trọc, hoạt huyết hóa ứ. Cho dùng "Ôn đảm thang gia vị". Sau khi uống 3 thang, hết đau ngực, uống hết 6 thang thì rêu lưỡi đỡ vàng bẩn đỡ ho. Sau đó lại xuất hiện chứng thở dốc, đêm ngủ mộng mị nhiều. Dùng bài trên mà thêm các thứ ích khí an thần: Thái tử sâm 30g, Viễn chí 9g, Bá tử nhân 12g, Dạ giao đằng 30g. Uống xong thì đêm ngủ yên. Sau đó lại đau lưng, đêm đi đái nhiều nên lại thêm các thuốc bổ thận như Tiên linh tì 9g, Thỏ ti tử 15g. Dùng thuốc gia giảm hơn 3 tháng, chưa thấy tim trở lại đau thắt, làm điện tâm đồ nhiều lần thấy đã khôi phục như thường.
- Bàn luận: Bệnh động mạch vành thuộc các phạm trù "chân tâm thống" "khuyết tâm thống", "hung tí tâm thống". Phần lớn do tâm dương không chấn, khí trệ huyết ứ hoặc đờm trọc làm tắc tâm lạc mà ra. Trong việc thu nhận bệnh nhân động mạch và để điều trị thường phát hiện thấy đờm trọc chính là một nguyên nhân trọng yếu dẫn đến sự phát sinh bệnh động mạch vành, nhất là ở miền nam mưa nhiều, ẩm thấp, đờm trọc thành bệnh. Trên lâm sàng phàm gặp các hiện tượng tim hồi hộp, ngực đau bức bối, đầu váng, đờm nhiều, buồn nôn, rêu lưỡi dầy bẩn, mạch huyền hoạt hoặc kết đều thuộc về "đờm" đối với những bệnh nhân đó, điều trị bằng "Ôn đảm thang gia vị", tất cả đều có hiệu quả tốt đẹp.
66. BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH TIM
- Biện chứng đông y: Khí trệ huyết ứ.
- Cách trị: lý khí đạo trệ, hóa ứ chỉ thống.
- Đơn thuốc: Quán tâm trục ứ thang.
- Công thức:
Sinh bồ hoàng 15g | Ngũ linh chi 15g |
Nguyên hồ 15g | Sinh sơn tra 25g |
Đan sâm 25g | Qua lâu bì 15g |
Cát cǎn 15g | Chỉ xác 15g |
Uất kim 30g | Bạch chỉ 15g |
Ngưu tất 15g |
Thất li tán 1 túi (chia hai lần uống với nước thuốc).
Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia 2 lần.
- Hiệu quả lâm sàng: Phan XX, nữ, 49 tuổi, nhân viên, khám cấp cứu sáng 17-5-1978. Bệnh nhân sáng sớm dậy đột nhiên thấy vùng trước tim đau nhức, lan ra đau khắp vùng sau vai trái, chân tay lạnh toát, mặt xanh tái, ngậm viên nitroglycerin 1,6mg rồi thì cảm giác có dễ chịu ít nhiều. Bệnh nhân có bệnh sử động mạch vành đã 3 nǎm. Lần sau đến khám có làm xét nghiệm kiểm tra và làm điện tâm đồ, chẩn đoán là bệnh xơ động mạch vành. Đây là khí trệ huyết ứ phải trị bằng phép lý khí đạo trệ, hóa ứ chỉ thống. Dùng bài thuốc "Quán tâm trục ứ thang". Uống 4 thang đã bớt đau hẳn ở vùng trước tim, chân tay ấm, sắc mặt hồng nhuận. Cho uống thêm 3 thang nữa đồng thời chú ý điều lý việc ǎn uống, yên tâm nghỉ ngơi. Ngày 24 tháng 5 đến khám, vùng trước tim cơ bản hết đau nhói, mạch đập 110 lần/phút. Xét nghiệm náu và kiểm tra điện tâm đồ đều chứng tỏ tình trạng tim tốt. Dặn uống thêm 4 thang bài thuốc đó. Ngày 29 tháng 5 khám lại, chứng đau vùng tim hết hẳn, chân tay ấm, sắc mặt bình thường, rìa lưỡi vốn cơ bản tím đã nhạt đi, mạch tượng trầm hoãn, ǎn uống tǎng, huyết áp 120/80mmHg, mạch đập 105lần/phút. Kiểm tra điện tâm đồ như trước. Dùng bài thuốc trên giảm Nguyên hồ, Cát cǎn, Bạch chỉ thêm Bán hạ 15g, Lục thần khúc 15g, Đảng sâm 15g, Đương qui 15g. Dặn uống tiếp 4 thang. Ngày 25 tháng 6 bệnh nhân đến làm các xét nghiệm đều thấy gần như bình thường, không cảm thấy có gì khó chịu. Do đó cho 1 lọ Quán tâm tô hợp hoàn, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên. Lại dặn chú ý vấn đề sinh hoạt, đi đứng, điều lý việc ǎn uống, làm cho tinh thần thỏai mái. Theo dõi nửa nǎm, chưa thấy tái phát.
41. BỆNH HUYẾT SẮC TỐ
- Biện chứng đông y: Thận dương hư tổn, mệnh môn hỏa suy, không thể ôn hóa thủy dịch, dẫn tới thủy âm nội đình. Thần kinh khí hóa không tuyên, tông cân ủy nhược.
- Cách trị: Ôn bổ thận dương, lợi thấp hành thủy.
- Đơn thuốc: Tế sinh thận khí hoàn gia giảm.
- Công thức: (Bài cơ bản)
Phụ tử 6g | Nhục quế 1,5g |
Thục địa 12g | Sơn dược 15g |
Sơn thù nhục 9g | Trạch tả 9g |
Vân linh 9g | Đan bì 9g |
Xa tiền tử 9g | Ngưu tất 9g |
Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
- Hiệu quả lâm sàng: Dương XX, nam, 42 tuổi, đã có vợ, cán bộ. Đã 5 nǎm nay bệnh nhân từng lúc khó chịu ở bụng trên bên phải. Men transaminase tǎng. Sáu ngày trước thấy mắt vàng, nước tiểu vàng. Ngày 6 tháng 8 nǎm 1975 vào nằm viện. Xét nghiệm: Chỉ số bilirubin 30 đơn vị, Đảm hồng chất 3mg%, GPT 380 đơn vị, TTT 2 đơn vị, CFT âm tính, AFP âm tính. Khám siêu âm: Có sóng thể hiện viêm vùng gan. Gan to dưới mũi ức 8cm, thùy trái to ra, thùy phải hạ thấp đến hết màu sáng, gan bên phải hạ thấp xuống đến mức bệnh lý. Ngày 3 tháng 1 nǎm 1976 mở ổ bụng kiểm tra làm sinh thiết thấy có xơ gan kỳ đầu kèm theo sự lắng đọng các thiết huyết hoàng tố với một lượng lớn ở các tổ chức gan, ngày 28-1 xuất viện. Sau khi ra viện tinh thần ủ rũ, kém ǎn, gày mòn, miệng khô, táo bón, tiểu tiện trong và nhiều, sắc mặt u ám, trên da mặt và vùng sau tai có đọng các hạt sắc tố đen, chất lưỡi đỏ, bờ lưỡi xanh tím, rêu lưỡi hơi vàng, mạch tuần tế nhược hơi sắc. Đến ngày 20 tháng 3 lại phải quay lại bệnh viện. Điều trị kết hợp đông tây y hơn 10 ngày mà bệnh không chuyển, lại càng nặng thêm, xuất hiện đầy bụng, báng, phù hai chân, buồn ngủ, nằm ở giường không dậy, đường niệu âm tính, aceton niệu dương tính, đường huyết 590mg%, chẩn đoán xác định là bệnh huyết sắc tố nguyên phát. Ngày 16 tháng 4 điều trị bằng "Tế sinh thận khí hoàn gia giảm", lấy bài thuốc trên, thêm Sinh địa 9g, Cúc hoa 9g, Râu ngô 15g, Bắc kĩ 15g, uống liền 6 thang. Ngày 22 tháng 4 khám lại, tinh thần chuyển biến tốt, đi lại được, ǎn uống tốt hơn, đã đỡ đầy bụng, hết phù hai chân. Đường niệu dương tính, lưỡi đỏ nhạt, các điểm ứ và bờ lưỡi đều bớt xanh tím, mạch tế nhược. Tiếp tục cho uống bài thuốc trên, thêm Nữ trinh tử 9g, uống 4 thang. Tinh thần bệnh nhân càng chuyển biến bốt, đã đi lại, xem sách báo, sắc mặt nhuận đỏ, ǎn uống bình thường, gan đã nhỏ lại được ít nhiều. Sau đó cho dùng tiếp hơn 100 thang gia giảm, gan thu nhỏ dưới bờ sườn 4cm, dưới mũi ức 5cm, sắc mặt nhuận đỏ, sắc tố đọng trên da đã mất hết, hết báng nước trong bụng, đại tiểu tiện bình thường chỉ còn đường huyết vẫn cao tới 300mg%, đường niệu nói chung khống chế ở mức âm -dương tính. Ngày 12 tháng 8 làm sinh thiết da sau tai trái không thấy sắc tố. Ngày 14 tháng 8 ra viên. Hơn một nǎm sau thǎm lại, tình hình ổn định.
- Bàn luận: Bệnh huyết sắc tố cũng gọi là bệnh ngưng đọng sắc tố tế bào, xơ gan kiểu sắc tố, bệnh đái tháo đường màu xanh. hiện thời tây y điều trị chưa có hiệu quả chắc chắn. ở trên vận dụng "Tế sinh thận khí hoàn gia giảm" để điều trị đã thu được kết quả tốt. Trong bài thuốc này có Phụ tử, Nhục quế có tác dụng tư bổ thận âm để âm sinh dương trường, âm dương được điều hòa và có tác dụng bổ trợ cho các vị chính. Trạch tả, Vân linh, Đan bì, Xa tiền tử để lợi thủy, tiêu trừ thủy, dịch tích tụ lại, Ngưu tất dễ chuyển xuống phía dưới, lại có tác dụng bổ để thông hết kinh khí thiện âm thận bình. Bài thuốc này được xây dựng chặt chẽ, phối hợp với nhau, nên đã có hiệu quả tốt trong điều trị.
218. BỆNH RỖNG TỦY SỐNG
- Biện chứng đông y: Tỳ thận bất túc, khí huyết đều hư, phong hàn hoàn thành bên trong, làm tắc kinh lạc.
- Cách trị: Ôn thận kiện tì, bổ khí dưỡng huyết, ôn kinh thông dương.
- Đơn thuốc: Gia vị ôn bổ thông dương phương.
- Công thức:
Sơn dược 30g | Thục địa 15g |
Ma hoàng 4,5g | Bào khương 9g |
Quế chi 9g | Bổ cốt chi 12g |
Bạch truật (thổ sao) 15g | Sao thần khúc 9g |
Hương phụ (chế dấm) 12g | Đương quy 12g |
Thục phụ tử 9g | Sơn thù du 12g |
Mộc hương 9g | Sinh hoàng kỳ 12g |
Cốt toái bổ 12g | Kê huyết đằng 12g |
Thêm: Lộc giác sao (sấy, có thể dùng A giao thay) 12g
Mỗi ngày 1 thang, sắc 2 lần, trộn lẫn rồi chia làm đôi uống lúc sáng và tối.
- Hiệu quả lâm sàng: Cao XX, 45 tuổi. Tới khám ngày 30-5-1970. Mùa xuân 5 nǎm trước, bệnh nhân bắt đầu thấy tay trái giảm cảm giác, tê dại, sau đó tiếp tục thấy nửa đầu bên trái, vùng lưng ngực và cánh tay không có mồi hôi, có chỗ lạnh, chân tay tê dại, có giảm giác khác thường, ngày càng nặng, thỉnh thoảng vô ý bị bỏng. Bàn tay trái sức nắm kém, không cầm được vật nặng. Sau khi khám ở khoa thần kinh, chẩn đoán là bệnh rỗng tủy sống. Nhiều nǎm nay bệnh nhân còn đi ỉa lỏng, mỗi ngày đi tới 2-3 lần, phân loãng, sau khi đại tiện có lúc thấy đau bụng. Tình trạng phát dục và dinh dưỡng bình thường, mặt vàng, tinh thần không phấn chấn, chất lưỡi đỏ, nhạt, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch trầm tế mà nhược, Chứng này thuộc về tì thận bất túc, khí huyết đều hư, phong hàn hoành hành bên trong, làm tắc kinh lạc. Cần trị bằng phép ôn thận kiện tì, bổ khí dưỡng huyết, ôn kinh thông dương. Cho uống "Gia vị ôn bổ thông dương phương", uống được 6 thang cảm thấy dễ chịu, ǎn đã ngon miệng hơn, ǎn được nhiều hơn, rêu lưỡi và mạch không thay đổi. Nguyên phương bỏ Mộc hương, Hoàng kỳ, lại tiếp tục cho uống. Uống được hơn nửa tháng, bệnh tình chuyển biến tốt rõ rệt, đại tiện đã bình thường, giảm cảm giác tê ở nửa người bên trái, rêu lưỡi mỏng trắng, mạnh trầm tế, có lực hơn trước. Lại dùng bài thuốc trên có gia giảm. Bệnh nhân uống thuốc không liên tục hơn nửa nǎm, cảm giác tê ở cánh tay trái ngày càng đỡ, dần dần đã có cảm giác nóng, đau, sức bóp bàn tay trái đã khá hơn không khác gì bên tay lành, ra mồ hôi bình thường, chức nǎng hồi phục bình thường. Theo dõi 5 nǎm không cần dùng thuốc gì nữa, sức khỏe tốt.
223. BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT
- Biện chứng đông y: Can uất khí trệ, khí hỏa đàm thǎng, nhiễu loạn thần minh.
- Cách trị: Bình cao giải uất, tả nhiệt, hóa đàm, lý khí, tán kết.
- Đơn thuốc: Bình cuồng thang.
- Công thức:
Kim mông thạch 25g | Uất kim 15g |
Tam lǎng 10g | Nga truật 10g |
Mộc hương 5g | Nhị sửu 15g |
Sinh đào nhân 15g | Chỉ xác 10g |
Sinh đại hoàng 15g | Can khương 5g |
Mang tiêu 30g (chia uống với nước thuốc) |
Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Đối với bệnh nhân nữ, mỗi khi tới kỳ kinh nguyệt bệnh tình thêm nặng, kèm theo chứng ứ huyết, có thể phối hợp uống thêm "Hoạt huyết tán": Tam thất 50g, Huyết kiệt 50g, Hổ phách 50g, Tây hồng hoa 30g, Chu sa 20g, Xạ hương 2g, Bǎng phiến 10g, tất cả đem tán mịn, cho vào lọ kín, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3g.
- Hiệu quả lâm sàng:
Ca thứ nhất: nữ, 16 tuổi. Vì uất giận không nguôi mà dẫn tới tinh thần thất thường, khi khóc khi cười, không ǎn không ngủ, nói nǎng lung tung, mỗi kỳ kinh nguyệt bệnh lại nặng thêm, đã nằm điều trị mấy lần ở một bệnh viện tâm thần, vẫn chưa chữa khỏi. Khám thấy đúng là bệnh tâm thần phân liệt, cho dùng "Bình cuồng thang", phối hợp với uống "Hoạt huyết tán", uống được mấy thang, các triệu chứng đều lui, bệnh khỏi. Sau đó đã đi làm, theo dõi mấy nǎm cũng không thấy bệnh tái phát.
Ca thứ hai: nữ, 23 tuổi. Do bị kinh hãi quá mức, lại thêm cãi nhau mà tức giận, dẫn tới tinh thần thất thường, lúc khóc lúc cười, cả đêm kêu khóc không ngủ, chỉ ǎn một ít hoa quả, không cơm cháo, người nhà vô cùng lo lắng thương xót. Khám xong cho dùng "Bình cuồng thang", uống được 1 thang, các triệu chứng lui được quá nửa, bệnh đã thấy chuyển biến nhiều, uống liền 3 thang, các chứng lui hết, bệnh khỏi hẳn.
224. BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT
- Biện chứng đông y: Khí hỏa giao uất, nhiệt kết với huyết, khí trong phủ không thông, ứ nhiệt nung nấu.
- Cách trị: Thông phủ tả nhiệt, hành ứ tán kết.
- Đơn thuốc: Cuồng tỉnh thang.
- Công thức:
Sài hồ 12g | Đại hoàng 9g |
Chỉ thực 9g | Đan bì 12g |
Đào nhân 12g | Xích thược 9g |
Bán hạ 9g | Trúc nhự 9g |
Sinh khương 12g | Chi tử 9g |
Uất kim 9g | Trần bì 9g |
Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
- Hiệu quả lâm sàng: Lý XX, nữ, 20 tuổi. Bệnh nhân mới sinh con được 20 ngày. Do chuyện vặt mà cãi nhau với hàng xóm, tức giận sinh ra tâm thần thất thường, chửi bới mọi người, quǎng hết mọi đồ dùng, có lúc trợn mắt hoa chân múa tay như muốn đánh nhau, nhưng không làm gì mọi người, suốt ngày hò hát kêu gào, bồn chồn không ngủ, đã bảy đêm liền không chợp mắt, tinh thần hưng phấn quá mức. Tây y chẩn đoán là bệnh tâm thần phân liệt. Đã cho uống aminazin, nhưng vô hiệu. Bệnh nhân hai mắt mở trừng trừng, hỏi người nhà thì được biết bệnh nhân đã mấy ngày không đại tiện, đau bụng dưới, cự án, khi phát bệnh thì đã hết máu hôi, mạch huyền hoạt hữu lực, môi đỏ thẫm, rêu lưỡi vàng bẩn. Sau khi khám, cho dùng "Cuồng tỉnh thang". Uống được 1 thang, đại tiện lỏng, tháo ra rất nhiều, đều là phân nhầy thối khẳm, đêm ấy ngủ được, gọi không tỉnh dậy, sau một đêm ngủ say, khi tỉnh dậy tinh thần đã tỉnh táo, như vừa trải qua một cơn mê, lại có máu hôi, bệnh khỏi.
225. BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT
- Biện chứng đông y: Đàm hỏa thượng viêm, bế tắc tâm khiếu.
- Cách trị: Hóa đàm khai khiếu, thanh hỏa an thần.
- Đơn thuốc: Thiết lạc ẩm.
- Công thức:
Mạch đông 12g | Thiên đông 12g |
Chiết bối mẫu 12g | Đan sâm 12g |
Huyền sâm 12g | Phục linh 12g |
Phục thần 12g | Câu đằng 12g |
Liên kiều 12g | Trần bì 5g |
Đảm nam tinh 5g | Thạch xương bồ 5g |
Sinh thiết lạc 200g (sắc trước 1 giờ) | Chu sa 3g (uống với nước uống) |
Viễn chí 5g |
Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, (với bệnh nhân tạng âm hư, có thể tùy tình hình mà giảm bớt lượng Sinh thiết lạc hoặc bỏ hẳn).
- Hiệu quả lâm sàng: Hồ XX, nam, 30 tuổi, nông dân, tới khám ngày 10-3-1963. Tháng trước, gia đình bất hòa, lại bị cảm phong hàn, uống Lộc tiên quá nhiều. Sau đó đột nhiên đập phá, đánh người bất kể thân sơ, trèo lên cao cởi bỏ quần áo, sức lực tǎng lên bội phần, không phân biệt bẩn sạch, không biết đói khát. Chẩn đoán lâm sàng là bệnh tâm thần phân liệt, điều trị gần 1 tháng mà hiệu quả chưa thấy rõ. Khám thấy sắc mặt đỏ sẫm, chất lưỡi đỏ tím, rêu lưỡi vàng bẩn, mạch huyền đại, chứng này thuộc về đàm hỏa thượng viêm, bế tắc tâm khiếu. Cần trị bằng phép hóa đàm khai khiếu, thanh hỏa an thần. Cho dùng "Thiết lạc ẩm", uống liền hai ngày các triệu chứng giảm hẳn. Ngày 12-3 khám lại thấy bệnh nhân ǎn nói đã mạch lạc, tâm thần đã ổn. Lại cho dùng tiếp 4 thang nữa, bỏ Sinh thiết lạc. Uống hết thì bệnh khỏi. Theo dõi mười nǎm không thấy tái phát.
226. BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT
- Biện chứng đông y: Can đởm thực hỏa, hiệp đờm trọc che mờ tâm khiếu.
- Cách trị: Thanh tả can đởm, khoát đàm khai khiếu.
- Đơn thuốc: Gia giảm long đảm tả can thang.
- Công thức:
Long đảm thảo 9g | Sơn chi tử 9g |
Hoàng cầm 9g | Sao sài hồ 3g |
Sinh địa hoàng 12g | Trần đảm tinh 6g |
Xương bồ 6g | Uất kim 9g |
Sinh đại hoàng 15g | Thục đại hoàng 15g |
Huyền minh phấn 12g | Hoàng liên 3g |
Sinh thiết lạc 30g |
Sắc uống thay nước, nhiều lần trong 2 ngày một thang.
- Hiệu quả lâm sàng: Hứa XX, nữ, 21 tuổi. Mới kết hôn được nửa tháng, không toại nguyện, buồn rầu ảo não, phát bệnh cuồng, cả đêm không ngủ, nói nǎng lung tung, có lúc kêu gào la hét. Khi khám, bệnh nhân cười sằng sặc không ngớt, trèo lên bàn nhảy múa, mặt đỏ, thể thực, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch hoạt sác hữu lực. Bệnh thuộc về can đởm xuất hỏa hiệp đờm che mờ tâm khiếu. Cho dùng "Gia giảm long đảm tả can thang". Uống trong 2 ngày hết 1 thang, ngày thứ ba khám lại thấy thần sắc đã chuyển biến rõ rệt, tự kể rằng sau khi uống thuốc có đại tiện mấy lần, đi ra phân nâu đen, chất như keo dính, ban đêm đã ngủ yên, tỉnh táo, nói nǎng rành mạch. Lại cho dùng: Gia giảm đan chi tiêu dao tán" (thang) để củng cố kết quả. Uống 5 thang, gồm: Đan bì 9g, Sơn chi tử 9g, Hoàng cầm 9g, Đương quy 10g, Bạch thược 9g, Phục linh 9g, Bạch truật 9g. Cam thảo 3g, Bạc hà 3g (cho sau), Uất kim 9g, theo dõi hơn 4 nǎm, không thấy tái phát.
73. BỆNH TIM DO PHONG THẤP
- Biện chứng đông y: Tâm huyết ứ trở, hàn ngưng thấp trệ.
- Cách trị: Phá ứ, ôn kinh, lý khí.
- Đơn thuốc: Thẩm thị phong tâm cứu nghịch thang.
- Công thức:
Xuyên quế chi 15-30g | Chích cam thảo 15-30g |
Vương bất lưu hành 15-30g | Qui vĨ 30-60g |
Đào nhân 30-45g | Hồng hoa 10-24g |
Đan sâm 30-45g | Tam lǎng 15-30g |
Nga truật 15-30g | Sinh hương phụ 9-15g |
Thạch xương bồ 9-15g | Xuyên quảng uất kim 30g |
Thất tiểu tán 15-24g | Viễn chí 10-15g |
Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
- Hiệu quả lâm sàng: Đã theo dõi 300 ca bệnh nhân điều trị bằng "Thẩm thị phong tâm cứu nghịch thang". Tới nay số người có cải thiện các triệu chứng và bệnh tình biến chuyển tốt đạt 84%. Tần X, 40 tuổi, giáo viên, phát bệnh từ nǎm 1954. Lúc đầu khạc ra máu, sau thường khạc ra máu luôn. Hai nǎm nay mỗi nǎm phải nằm viện mấy lần. Dùng Mao địa hoàng thì muốn mửa, kinh nguyệt hết đã 5 nǎm, nay lượng máu thổ ra nhiều, thở dốc, phải ngồi, không nằm thẳng được, ra mồ hôi, tim hồi hộp, đầu váng, nhịp tim không đều, tim đập 118 lần phút, biên độ rộng, vùng mỏm tim có tạp âm thời tâm thu cấp III đến cấp IV, tạp âm thời tâm trương cấp II đến cấp III, gan dưới sườn 5cm. Chẩn đoán là bệnh tim do phong thấp, van hai lá hẹp không khép kín, phổi xung huyết. Dùng bài "Thẩm thị phong tâm cứu nghịch thang" có gia giảm uống thêm 1 thang nữa, tất cả 3 thang, tình trạng người bệnh cải thiện, có thể làm một số việc nhẹ trong nhà.
- Bàn luận: Đây là bài thuốc do lương y Thẩm Bảo Thiện truyền lại. Trong bài này phải có đủ lượng các thuốc Phá ứ ôn thông. Đối với người ho ra huyết thì không phải lo chuyện phá ứ vì khạc ra máu do bệnh phong tâm là do ứ huyết ở trong xoang mà ra, phá ứ ngược lại có thể làm cầm huyết nhưng cũng có thể thêm Tam thất để tu bổ vết thương xuất huyết.
74. BỆNH TIM DO PHONG THẤP (suy tim)
- Biện chứng đông y: Tâm thận hư suy, khí huyết thương tổn nặng, trên thì dương mất trong thì âm kiệt.
- Cách trị: Phù dương ích âm, cấp cứu cái dương muốn mất, đem dẫn dương mà hòa âm.
- Đơn thuốc: Phù dương ích âm thang.
- Công thức:
Hồng sâm 10g | Thục phụ phiến 10g |
Trư khổ đởm (trấp) 1 cái | Chích cam thảo 10g |
Xương bồ 10g | Táo nhân 15g |
Chích viễn chí 10g | Ngũ vị tử 10g |
Đương qui 12g | (Sa) bạch truật 12g |
Phục linh 20g | A giao (nấu chảy) 12g |
Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
- Hiệu quả lâm sàng: Đã dùng "Phù dương ích âm thang" gia giảm chữa 10ca bệnh tim do phong thấp kèm suy tim ở mức độ khác nhau đều có kết quả tốt.
- Bàn luận: "Phù dương ích âm thang" là thuốc Tứ nghịch gia nhân sâm thang, Bạch thông gia trư đảm trấp thang, phụ tử thang, toan táo nhân thang, bốn bài biến hóa mà thành.
162. BÍ ĐÁI
- Biện chứng đông y: Thận dương hư, Bàng quang khí hóa thất thường.
- Cách trị: ổn thận thông dương, hóa khí hành thủy.
- Đơn thuốc: Ngũ linh tán và Sâm phụ thang gia vị.
- Công thức:
Quế chi 10g | Phục linh 15g |
Bạch truật 10g | Trạch tả 10g |
Trư linh 10g | Đảng sâm 15g |
Phụ tử 10g | Ô dược 12g |
Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
- Hiệu quả lâm sàng: Vương XX, nữ, 69 tuổi, nội trợ. Khám lần đầu ngày 8-4-1980. Người bệnh kể, tiêu tiện không thông đã 12 ngày. Trước khi tới khám đã nằm điều trị nǎm ngày ở trạm xá địa phương. Đã thông đái, dùng neostignin, châm cứu, uống thuốc Bổ trung ích khí thang, kết quả không rõ, vẫn phải thông đái, bỏ thông đái lại bí như cũ. Nên 10 giờ tối ngày 7-4-1980 đến khám. Đã kiểm tra Nội khoa, Ngoại khoa, X quang đều không phát hiện điều gì khác thường, nên ngày 8-4 chuyển sang chữa đông y. Người bệnh tiểu tiện không thông, bụng dưới trướng nặng, lưng mỏi, sắc mặt vàng võ, tinh thần mệt mỏi, yếu ớt, tứ chi tê dại, không ấm, đầu váng, hơi thở ngắn, lưỡi nhạt, rêu mỏng trắng, mạch tế nhược. Cǎn cứ vào chứng và mạch thấy đây là chứng thận dương hư, bàng quang khí hóa thất thường. Phải trị bằng ôn thận thông dương hóa khí hành thủy. Bèn cho dùng "Ngũ linh tán và Sâm phụ thang gia vị". Khám lần 2 ngày 12-4; Sau khi uống 2 thang thì rút ống thông đái, uống hết 3 thang đến 5 giờ chiều ngày11 thì tự đi tiểu được 1 lần ra khoảng 400 ml, đến tối số lần đi tiểu tǎng lên dần, cứ khoảng 7-8 hoặc 10 phút lại đi 1 lần, lượng nước tiểu không nhiều, cả đêm không ngủ, đến sáng hôm sau đi tất cả khoảng 30-40 lần. Bệnh nhân mệt vô cùng, đã hết chứng bệnh, lưỡi chuyển hồng nhạt, mạch vẫn tế nhược. Cho bệnh nhân ra viện dặn uống thêm 3 thang nữa. Ngày 18 tháng 4 con bệnh nhân đến cho biết mỗi ngày đi tiểu 6-7 lần, không có khó chịu nữa, tinh thần và thể lực đã khôi phục, đã làm được công việc nội trợ bình thường. Cho uống Kim thận khí hoàn 3 ngày để củng cố thêm.
163. BÍ ĐÁI
- Biện chứng đông y: Tà nhiệt ngụ ở hạ tiêu, thận quan không làm chức nǎng đóng mở, bàng quang khí hóa vô lực.
- Cách trị: Ôn dưỡng thiếu hỏa, thǎng thanh, giáng trọc.
- Đơn thuốc: Gia vị thông quan hoàn (thang).
- Công thức:
Tri mẫu 10g | Hoàng bá 10g |
Nhục quế 10g | Thục phụ phiến 10g |
Chỉ xác 10g | Thǎng ma 4,5g |
Sắc uống.
- Hiệu quả lâm sàng: La XX, 38 tuổi, xã viên. Bệnh nhân viêm phổi, sốt cao hôn mê, bí đái mà vào viện. Bệnh viện dùng các thuốc kháng sinh kết hợp với hormon, đồng thời thông đái, đến ngày thứ tư thì hạ sốt, thần trí tỉnh táo. Tuy khỏi viêm phổi rồi vẫn chưa hết bí đái, dùng thuốc tây.... nhiều lần không khỏi, cần phải đặt ống thông liền 2 tuần. Vì sức yếu, nằm lâu, mông bị loét. Sau đó lại châm cứu và đắp ống gạo vào rốn vẫn không hết bí đái. Cho uống "Gia vị thông quan hoàn". Uống xong bệnh nhân thấy nhu động ruột tǎng, sau 1 giờ thì tiểu tiện thông lợi.
- Bàn luận: "Gia vị thông quan hoàn" bắt nguồn từ bài "Thông quan hoàn" (còn có tên Tư thận hoàn, trong sách "Lam thất bí tàng" của Lý Đông Viên. Bài này có 3 vị Tri mẫu, Hoàng bá, Nhục quế chủ trị nhiệt ở phần huyết của hạ tiêu, bệnh nhân bí tiểu tiện. Lấy cái khổ hàn của Tri bá mà tả hạ tiêu lại dùng 1 lượng nhỏ Nhục quế để giúp khí hóa do đó mà đạt được tác dụng thông lợi tiểu tiện. Bài này tǎng lượng Nhục quế phối ngũ với Phụ tử, nhằm ôn dưỡng thiếu hỏa, lấy thiếu hỏa để sinh khí. Lại dùng thêm Chỉ xác, Thǎng ma nhằm làm cho thanh dương thǎng mạnh, trọc âm tụ giáng xuống do đó mà tiểu tiện thông lợi.
28. BƯỚU CỔ ĐƠN THUẦN
- Biện chứng đông y: Uất nộ ưu tư, can uất khí trệ, khí trệ thì tân dịch ngưng kết thành đờm, đờm khí đều tụ lại ở cổ.
- Cách trị: Hóa đàm nhuyễn kiên là chính, lý khí tán kết là bổ trợ.
- Đơn thuốc: Tiêu ảnh hoàn.
- Công thức:
Hải tảo 1000g | Hải đới 500g |
Hải phù thạch 1000g | Thanh trần bì 15g |
Thanh mộc hương 15g | Tam lǎng (chế dấm) 60g |
Nga truật (chế dấm) 60g |
Tất cả đem tán bột thật mịn, luyện với mật thành hoàn, là 1 liều thuốc, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5g.
- Hiệu quả lâm sàng: Đã theo dõi có hệ thống 6 trường hợp, 4 ca khỏi hoàn toàn, 2 ca có chuyển biến tốt. Trương XX, nam, 41 tuổi, cán bộ Bệnh viện chẩn đoán bị bướu cổ kết hạch đơn thuần đã 3 nǎm. Điều trị bằng thuốc đông tây y nhưng không có hiệu quả. Ngày 7 tháng 6 nǎm 1973 tới khám, lúc này cổ bệnh nhân có một bướu phồng lên, tuyến giáp trạng sưng to rõ rệt bằng nửa nắm tay của người bệnh, sờ thấy mềm, ấn không đau, có nhiều đốt hạch. Tính tình bệnh nhân rất nóng, hay giận dữ, thường xuyên tức ngực, đắng miệng, rêu lưỡi vàng bẩn, mạch huyền hoạt. Bệnh thuộc về can uất khí trệ, tân dịch không vận hành được, ngưng kết thành đờm, khí trệ lâu ngày, dẫn đến huyết ứ, khí đờm ứ lại tập trung ở cổ, dần dần tạo thành bướu cổ. Cần trị bằng phép hóa đờm nhuyễn kiên là chính có bổ trợ bằng lý khí hóa ứ. Bài thuốc "Tiêu ảnh hoàn" chủ về phép này. uống được một nửa liều, tính tình người bệnh đã bớt cáu kỉnh, nóng nảy; uống hết 1 liều thì bướu cổ đã nhỏ hẳn đi. Thuốc đã hợp với bệnh có hiệu quả, nên lại cho dùng bài này, vẫn làm viên trộn mật, uống một liều nữa. Uống được một nửa liều thứ hai thấy bướu cổ đã hoàn toàn mất hẳn, nhìn bên ngoài cũng như sờ không thấy cổ có gì khác thường, bệnh nhân cảm thấy hết tất cả các triệu chứng. Ngừng uống thuốc trở lại tham gia công tác, đã hơn 7 nǎm hỏi lại không thấy tái phát, thân thể khỏe mạnh.
Nguồn tin: Viện thông tin thư viện y học trung ương