17:51 12/08/2015
HÒA LIÊU ( Erhéliáo - Ro Tsiao). Huyệt thứ 22 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 22). Tên gọi: Hòa ( có nghĩa là không trái với ai, chức năng bình thường); Liêu ( có nghĩa là kẽ hở, khe hở). Người xưa quan niệm, chức năng bình thường của mũi là phân biệt mùi thơm thối, của miệng là nếm ngũ vị, của tai phân biệt ngũ âm, của mắt để nhìn thấy ngũ sắc. Châm vào huyệt này có thể phục hồi chức năng của tai, mắt, mũi , miệng trở lại bình thường. Do đó mà có tên Hòa liêu. Để phân biệt Hòa liêu ở mũi, người ta gọi huyệt này là Nhĩ Hòa liêu.
19:07 11/08/2015
NGŨ VỊ TỬ (Fructus Schisandrae Chinensis) Ngũ vị tử dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh, có tên gọi là Ngũ vị tử vì thuốc có đủ 5 vị, còn có tên là Ngũ mai tử. Ngũ vị tử là quả chín phơi hay sấy khô của cây bắc Ngũ vị tử có tên thực vật là Schizandra chinensis Baill hoặc của cây Nam Ngũ vị tử có tên S.sphenưnthera Rehd. Et Will. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXIII - Thu liễm, cố sáp.
07:42 23/05/2014
“ Thiên gia diệu phương” có thể hiểu là “Những bài thuốc hay của đông đảo thầy thuốc” là một cuốn sách giới thiệu nhiều bài thuốc (cổ phương, tân phương, dân gian, gia truyền) dùng chữa những bệnh thường gặp nhưng chữa chạy không dễ dàng…Do đó, ngoài khái niệm và thuật ngữ của y dược học cổ truyền còn có khái niệm và thuật ngữ của y học hiện đại và cả 2 giới y dược cổ truyền và hiện đại đều có thể tìm thấy ở đây những kinh nghiệm bổ ích về y dược. (GS Hoàng Bảo Châu)
08:33 15/05/2014
“ Thiên gia diệu phương” có thể hiểu là “Những bài thuốc hay của đông đảo thầy thuốc” là một cuốn sách giới thiệu nhiều bài thuốc (cổ phương, tân phương, dân gian, gia truyền) dùng chữa những bệnh thường gặp nhưng chữa chạy không dễ dàng…Do đó, ngoài khái niệm và thuật ngữ của y dược học cổ truyền còn có khái niệm và thuật ngữ của y học hiện đại và cả 2 giới y dược cổ truyền và hiện đại đều có thể tìm thấy ở đây những kinh nghiệm bổ ích về y dược. (GS Hoàng Bảo Châu)
17:04 21/04/2014
Các bài thuốc đều sử dụng các dược liệu Bắc Nam quen thuộc không khó kiếm, lại thuyết minh công dụng theo khái niệm của Y học hiện đại về bệnh tật và tàn phế rất thích hợp cho các thầy thuốc nước ta kể cả đông y và tây y nghiên cứu, hành nghề y học cổ truyền và kết hợp đông tây y. Với ý thức coi trọng vốn y học cổ truyền và thắt chặt mối giao lưu hữu nghị giữa các nền y học Việt - Nhật đang đầy triển vọng ra hoa kết quả. Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương đã trân trọng giới thiệu cuốn sách quý này, phổ biến rộng rãi trên Website của Viện.
18:00 01/04/2014
Ngũ tà là một công thức của mỗi tạng, mỗi tạng khi có bệnh đều lấy Ngũ tà làm công thức để tìm bệnh của mỗi tạng ấy. Ý nghĩa Ngũ tà theo nguyên lý tương sinh, tương khắc, trong lúc xem mạch Tạng Phủ để tìm ra bệnh, bất luận ngoại cảm hay nội thương đều không ra ngoài ý nghĩa Ngũ tà.
15:06 16/11/2013
Hoàng Đế hỏi : "Ta mong được nghe về vấn đề cốc khí gồm có ngũ vị để nhập ngũ tạng, sự phân biệt ấy như thế nào ?”[1].
13:40 16/11/2013
Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá : “Ta nghe con người hợp với Thiên Đạo, bên trong có ngũ tạng để hợp với ngũ âm, ngũ sắc, ngũ thời, ngũ vị[1]. Ngũ vị : bên ngoài có lục phủ để ứng với lục luật, lục luật để “kiến” nên các kinh thuộc Âm Dương nhằm hợp với thập nhị huyệt, thập nhị thần, thập nhị tiết, thập nhị kinh thủy, thập nhị thời, thập nhị kinh mạch[2]. Đây là sự “ứng” của ngũ tạng lục phủ với Thiên Đạo[3]. Ôi ! Thập nhị kinh mạch là nơi con người dựa vào để sống, nơi mà bệnh dựa vào để thành, nơi mà con người dựa vào để trị, nơi mà bệnh dựa vào để khởi lên; cái học (về y) bắt đầu từ đây, sự khéo léo (của người thầy thuốc) phải đạt đến (sự hiểu biết về nó)[4]. Người thầy vụng về thường hay đổi sự hiểu biết của mình về nó, người thầy thuốc khéo léo xem nó là vấn đề khó khăn (cần đạt đến)[5]. Ta xin hỏi thầy về sự “xuất nhập ly hợp của nó” như thế nào ?”[6].