MÔ TẢ: | Có 2 loại: - loại lá đỏ cả 2 mặt. - loại 1 mặt đỏ, 1 mặt xanh. Cả 2 thứ đều dùng được, nhưng loại đỏ tốt hơn. Cây thuộc thân thảo, thân to bằng ngón tay, sống dai cao độ 1 – 2m. Toàn thân mang nhiều vết sẹo của lá đã rụng, chỉ có lá ở ngọn. Lá không cuống hẹp 1, 2-4 cm, dài 20 – 35 Hoa mọc thành chuỳ dài bầu 3 ô, mỗi ô chứa 1 tiểu noãn, 1 vòi, quả mọng. |
MÙA HOA QUẢ: | Ra hoa tháng 2 - 3. |
PHÂN BỔ: | mọc khắp nơi, trồng làm cảnh, cây thuốc. |
BỘ PHẬN DÙNG: | Lá tươi |
THÀNH PHẦN HÓA HỌC: | Anthoxyanozit |
CÔNG DỤNG: | Chữa các loại chảy máu, xuất huyết tử cung và tiêu tiểu ra máu: Lá tươi huyết dụ 40-50 g, sắc uống (hoặc lá khô, hoa khô với lượng bằng 1/2 lá tươi). Chú ý không dùng sau khi nạo thai hoặc sau đẻ bị sót rau. - Chữa ho ra máu, chảy máu cam và chảy máu dưới da: Lá huyết dụ tươi 30 g, lá trắc bá (sao cháy) và cỏ nhọ nồi mỗi vị 20g, sắc uống. - Chữa bạch đới, đi lỵ, rong huyết, viêm dạ dày, viêm ruột, trĩ nội, hậu môn lở loét ra máu: Huyết dụ tươi 40 g, lá thuốc bỏng (sống đời), lá băn (xích đồng nam) đều 20 g, sắc uống. - Chữa bị thương ứ máu hay phong thấp đau nhức: Dùng huyết dụ cả lá, hoa, rễ 30 g, huyết giác 15 g, sắc uống. - Chú ý: không nên dùng trước khi đẻ hoặc đẻ rồi mà còn sót nhau, như vậy tử cung sẽ vít lại mà huyết vẫn không cầm. |
Tác giả bài viết: Thiếu Phúc sưu tầm
Nguồn tin: www.vienduoclieu.org.vn