Tính vị qui kinh:
Đại hồi vị cay ngọt, tính ôn. Qui kinh Can, Thận, Tỳ.
Theo các sách cổ:
Thành phần chủ yếu:
Trong quả Hồi, ngoài các chất như chất nhày, đường chủ yếu là Tinh dầu khoảng 3 - 5% (tươi) hoặc 9 - 10% (khô). Trong tinh dầu có 80 - 90% anethole, còn lại là Pinene, terpene, dipentene, limonene, estragola, safrola, terpineola v.v.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Đại hồi có tác dụng tán hàn, ấm can, ôn thận chỉ thống và lý khí khai vị.
Chủ trị các chứng hàn sán phúc thống (sa ruột bụng đau do hàn), sa bọc tinh hoàn, thận hư đau vùng thắt lưng, vùng bụng trên đau do lạnh, nôn ăn ít.
Trích đoạn Y văn cổ:
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
Ứng dụng lâm sàng:
Nói chung, Đại hồi có tác dụng dược lý gần như Tiểu hồi nên trên lâm sàng thường dùng thay thế Tiểu hồi.
1.Trị chứng sán khí (sa ruột) đau hoặc bao tinh hoàn có nước (hydrocele testis): có thể dùng cùng với Tiểu hồi làm ấm can thận hoặc phối hợp với Lệ chi hạch cùng sao tán bột mịn uống với rượu hoặc phối hợp với Xuyên luyện tử, Ô dược để hành khí; với Ngô thù du, Nhục quế để làm ấm tỳ thận.
2.Trị chứng đau vùng thắt lưng do thận dương hư: thuốc có tác dụng làm ấm lưng gối. Sách Bản thảo cương mục có ghi: trường hợp đau lưng như đâm chích dùng thuốc sao tán bột uống với nước muối.
3.Trị đau vùng thượng vị do lạnh: nôn, kém ăn, phối hợp với Mộc hương, Sa nhân, Can khương.
4.Trị chứng bạch cầu giảm do xạ trị hóa trị: Tác giả Giải Vịnh Thanh dùng viên Thang bạch Ninh (chế từ chất chiết xuất của Đại hồi quả và lá) uống lúc bụng đói mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 3 viên nhỏ (hàm lượng mỗi viên là 150mg thuốc sống) . Theo dõi điều trị 452 ca, kết quả đối với bệnh nhân giảm bạch cầu do hóa trị là 88,5% và do xạ trị là 87,3%. Đối với chứng giảm bạch cầu không rõ nguyên nhân cũng có kết quả nhất định (Thông báo dược học 1981,5:311).
Liều lượng thường dùng và chú ý:
Nguồn tin: theo GS Trần Văn Kỳ - Dược học cổ truyền. Ảnh sưu tầm từ Internet.