Vị cay đắng tính hơi hàn, có sách ghi: hơi ôn (Danh y biệt lục), qui kinh Can, Phế (Bản thảo tái tân). Hơi độc.
Thành phần chủ yếu:
Có ít tinh dầu ( chủ yếu là chất Métyl-nonyl-xeton mùi khó chịu), một ít chất ancaloit gọi là cordanlin. Hoa và quả chứa chất quexitrin. Cây có clorua kali và sunfua kali.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền: Thuốc có tác dụng: Thanh nhiệt giải độc, bài niệu thông lâm, chủ trị chứng phế ung, ung nhọt lở, nhiệt lâm, tiểu tiện đau gắt.
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại chứng minh:
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị các chứng viêm ở phổi : (áp xe phổi phế ung), viêm phổi thùy, viêm phổi đốm.
2.Trị viêm phần phụ, viêm cổ tử cung, viêm hố chậu: có kết quả ( Báo Tân Y học 1979,12:601).
3.Trị hội chứng thận hư: mỗi ngày dùng Ngư tinh thảo khô 100g, trụng nước sôi hoặc sắc nhỏ lửa ít phút uống thay nước chè (Tạp chí Trung y Sơn tây 1988,2:20)
4.Dùng phòng bệnh xoắn trùng: Trong thời gian lưu hành bệnh, mỗi ngày uống 15 - 30g thuốc viên Ngư tinh thảo, quan sát 1603 ca có kết quả (thực nghiệm chứng minh thuốc có tác dụng ức chế xoắn khuẩn in vitro) (Tạp chí Tân y dược học 1975,6:49).
5.Trị lóet cổ tử cung: Ngư tinh thảo và Băng phiến trộn làm dạng mỡ vaselin bôi trị 670 ca, kết quả đạt 86,2 - 99,3% (Tạp chí Trung y dược Thượng hải 1983,3:24).
6.Trị viêm mũi teo: dùng nước cất Ngư tinh thảo nhỏ mũi hàng ngày trị 33 ca viêm mũi teo có kết quả tốt (Tạp chí Tân y dược học 1977,7:34).
7.Trị Tả lî: dùng Ngư tinh thảo tươi 80g (nếu khô 40g) sắc nước uống gia đường uống trị nhiệt tả lî mùa hè, viêm ruột cấp, lî cấp.
8.Trị viêm đường tiểu: thuốc có tác dụng lợi tiểu, thông lâm, dùng bài:
9.Trị ung thư: phối hợp với Đông quỳ tử, Thổ phục linh, dùng bài:
Liều thường dùng: 20 - 40g, thuốc tươi liều gấp đôi, dùng ngoài không hạn chế.
Chú ý: Có trường hợp dùng dịch Ngư tinh thảo gây choáng, dị ứng.
Nguồn tin: theo GS Trần Văn Kỳ - Dược học cổ truyền - Ảnh sưu tầm từ Internet