Thành phần chủ yếu: Trong Kinh giới Schizonepeta tenuifolia Briq, có chừng 1,8% tinh dầu, thành phần chủ yếu là d. limone, d.menton, một ít d. limonen (Kinh giới tươi).
Tác dụng dược lý:
Kếât quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
Nước sắc và cồn ngâm kiệt thuốc có tác dụng hạ nhiệt nhẹ, an thần, làm giãn cơ trơn phế quản của chuột lang, chống dị ứng.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Tán hàn giải cảm: trị chứng cảm mạo phong hàn đầu mình đau, sợ lạnh, không ra mồ hôi dùng: Kinh giới, Phòng phong, Tô diệp mỗi thứ 12g, sắc uống. Trường hợp cảm mạo, cảm cúm, đau đầu, sốt, nhức mình dùng bài Kinh phòng bại độc tán (Nhiếp sinh chứng diệu phương) gồm Kinh giới, Phòng phong, Khương hoạt, Độc hoạt, Sài hồ, Tiền hồ, Chỉ xác, Phục linh, Cát cánh mỗi thứ 8g, Xuyên khung, Cam thảo mỗi thứ 4g sắc nước uống.
2.Trị viêm họng, Viêm amidan cấp: Sách xưa có câu: "Yết thống tấn dụng Kinh giới" ngày nay bài thuốc chữa bệnh viêm họng, viêm amidan thường phối hợp Kinh giới với Cát cánh, Cam thảo tăng thêm tác dụng tiêu viêm.
3.Trị chứng chảy máu: Dùng thang Kinh giới kết hợp với thang Hoa hòe trị tiêu có máu, kết hợp than lá Trắc bách diệp, Bạch mao căn, trị chảy máu mũi.
4.Trị chứng ban chản, phong ngứa: có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng, giảm ngứa, thường kết hợp với Phòng phong, Bạc hà uống trong hoặc ngâm rửa ngoài da. Trị sởi, mề đay có thể dùng bài sau đây có kết quả tốt: Kinh giới tuệ 8g, Kim ngân hoa, Liên kiều, mỗi thứ 16g, Cát căn 12g, Bạc hà 4g, Cam thảo 3g, Thuyền thoái 2g: sắc nước uống.
Lượng thường dùng: 6-12g; dùng tươi lượng gấp 3-4 lần.
Chú ý dùng thuốc: Kinh giới tuệ tác dụng mạnh hơn. Không dùng đối với nhọt lở đã chảy mủ, trẻ em sởi thời kỳ toàn phát và hồi phục.
Nguồn tin: theo GS Trần Văn Kỳ - Dược học cổ truyền - Ảnh sưu tầm từ Internet