Kinh ‘Túc Thái dương chi chính’, tách biệt nhập vào trong kheo chân, một đường đi của nó đi xuống dưới xương cùng cụt 5 thốn, tách biệt nhập vào giang môn, thuộc vào Bàng quang, tán ra ở Thận, dọc theo thịt “lữ”, đến ngay Tâm, nhập vào (Tâm) và tán ra[8]. Đường đi thẳng của nó, đi từ đường thịt “lữ” lên trên, xuất ra ở cổ gáy, rồi lại thuộc vào kinh Thái dương, đây là (đường đi) của 1 kinh[9].
Kinh “Túc Thiếu âm chi chính”, khi đến giữa kheo chân thì tách biệt ra để đi theo kinh Thái dương và hợp với kinh này, khi nó lên đến Thận thì ngay ở đốt cột sống thứ 14, nó xuất ra để thuộc vào huyệt Đới mạch[10]. Đường đi thẳng của nó đi lên để ràng buộc vào cuống lưỡi, rồi lại xuất ra ở cổ gáy để hợp với kinh Thái dương, ta gọi đây là ‘Nhất hợp’[11]. (Sự tương hợp này) tạo thành (mối quan hệ), đó là các đường kinh “chính” của Dương đều thành các đường kinh “biệt” của Âm[12].
Kinh “Túc Thiếu âm chi chính”, quay quanh vùng mấu chuyền lớn, nhập vào ven chòm lông mu, hợp với đường đi của kinh Quyết âm[13]. Đường ‘biệt’ của nó nhập vào trong khoảng bờ sườn cụt, tuần hành theo trong ngực, thuộc vào Đởm rồi tán ra ở đây, nó lại lên trên đến Can, xuyên qua Tâm để lên trên, áp vào yết (thực quản), xuất ra ở hàm dưới mép, tán ra ở mặt, ràng buộc vào mục hệ, hợp với kinh Thiếu dương, rồi cùng đường “biệt” của Thiếu dương cùng đi lên, đây là “Nhị hợp”[14].
Kinh “Túc Dương minh chi chính”, lên đến mấu chuyền lớn nhập vào trong bụng, thuộc vào Vị rồi tán ra ở Tỳ, lên trên thông với Tâm, lên trên nữa dọc theo yết (thực quản), xuất ra ở miệng, lên đến chỗ lõm của sống mũi giữa mắt, ràng buộc với mục hệ rồi hợp với Dương minh[15].
Kinh “Túc Thái âm chi chính”, lên trên đến vùng mấu chuyền lớn, hợp với kinh Dương minh, rồi cùng đường “biệt” của Dương minh cùng đi lên, lên trên để kết với yết (thanh quản), xuyên qua lưỡi, đây là ‘Tam hợp’[16].
Kinh “Thái dương chi chính”, chỉ xuống Địa, tách biệt ra từ 2 vùng khớp vai, nhập vào nách, chạy lên Tâm ràng buộc với Tiểu trường[17].
Kinh “Thủ Thiếu âm chi chính”, tách biệt nhập vào ở huyệt Uyên Dịch, giữa 2 đường gân, thuộc vào Tâm, lên trên chạy vào yết hầu, xuất ra ở mặt, hợp với khoé mắt trong, đây là ‘Tứ hợp’[18].
Kinh “Thủ Thiếu dương chi chính”, chỉ lên Thiên, tách biệt ra ở đỉnh đầu nhập vào Khuyết bồn, đi xuống chạy vào Tam tiêu rồi tán ra ở giữa ngực[19].
Kinh “Thủ Tâm chủ chi chính”, tách biệt đi xuống dưới huyệt Uyên Dịch 3 thốn, nhập vào giữa ngực, tách biệt thuộc về Tam tiêu, xuất ra đi dọc theo hầu lung (thanh quản), xuất ra sau tai, hợp với phía dưới huyệt Hoàn Cốt thuộc kinh Thiếu dương, đây là Ngũ hợp[20].
Kinh “Thủ Dương minh chi chính”, đi từ tay, dọc theo 2 bên ngực và vú, tách biệt ra từ huyệt Kiên Ngung, nhập vào dưới trụ cốt (Đại Chùy), xuống dưới chạy vào Đại trường, thuộc vào Phế, lên trên, dọc theo hầu lung (thanh quản), xuất ra ở Khuyết bồn, hợp với kinh Dương minh[21].
Kinh “Thủ Thái âm chi chính”, tách biệt nhập vào Uyên Dịch trước kinh Thiếu âm, nhập vào đi đến Phế rồi tán ra ở Thái Dương, lên trên xuất ra ở Khuyết bồn, đi dọc theo hầu lung (thanh quản) rồi lại hợp với kinh Dương minh, đây là Lục hợp[22].
Tác giả bài viết: Thiếu Phúc sưu tầm