18:32 13/12/2015
Tiểu mạch còn gọi là phù tiểu mạch, lúa mì. Tiểu mạch rất giàu dinh dưỡng: chứa nhiều hydratcacbon, protid (có đầy đủ các acid amin, đặc biệt là acid glutamic và prolin với hàm lượng cao). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXIII - Thu liễm cố sáp.
19:15 08/10/2014
HÀM YẾN ( Hàm Yàn- Ham Ienn). Huyệt thứ 4 thuộc Đởm kinh ( G4). Tên gọi: Hàm ( có nghĩa là: cằm, gật đầu); Yến ( có nghĩa là: đầy đủ, duỗi ra). Huyệt ở dưới Đầu duy và ở trên cơ thái dương. Khi khớp hàm dưới chuyển động, cơ được duỗi ra. Do đó mà có tên là Hàm yến.
23:18 22/08/2014
ÂN MÔN ( Yìn mén). Huyệt thứ 37 thuộc Bàng quang kinh (B 37). Tên gọi: Ân ( có nghĩa là thịnh vượng, đầy đủ, dầy và sâu hoặc nằm ở chính giữa); Môn ( có nghĩa là cổng). Huyệt nằm ở mặt sau của đùi, nơi mà bắp thịt đẩy đà và đầy đặn. Nó dùng trong đau thắt lưng, đau lưng do ứ huyết, nên gọi là Ân môn.
19:10 03/12/2013
I. Đại cương: Theo YHCT nguyên nhân mắc bệnh khớp là do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, các loại tà khí như: Phong, hàn, thấp, nhiệt xâm phạm vào cân, cơ, xương khớp, kinh lạc làm cho sự vận hành của khí huyết bị tắc lại gây các chứng đau nhức, sưng, nóng, đỏ, đau tại các khớp. Do tuổi già can thận suy yếu hoặc bị bệnh lâu ngày làm cho khí huyết giảm sút dẫn tới thận không chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng được cân gây biến dạng teo cơ dính khớp. Y.H.C.T gọi tên là chứng tý.
18:55 26/11/2013
I. ĐẠI CƯƠNG: Chẩn đoán y học cổ truyền là một mắt xích quan trọng trong chuỗi mắt xích thăm khám lâm sàng, chẩn đoán và điều trị góp phần đáng kể vào kết quả trị liệu. Quá trình chẩn đoán được thực hiện tiếp sau các bước thăm khám lâm sàng. (Tứ chẩn: Vọng, Văn, Vấn, Thiết) và làm nền tảng cho mắt xích điều trị và dự phòng. Để công vệc chẩn đoán được chính xác đòi hỏi mắt xích khám lâm sàng (tứ chẩn) phải chính xác và đầy đủ không bỏ sót và bỏ qua bất cứ khâu nào, đồng thời cần tôn trọng tính khách quan trong quá trình thăm khám, dữ liệu thông tin về bệnh tật.
14:58 16/11/2013
Hoàng Đế hỏi : “Ta đã nghe nói về 9 thiên của Cửu châm, ta đã tự nắm được những pháp độ của nó, ta cũng đã nắm rất đầy đủ về ý nghĩa của nó, Ôi ! Cửu châm bắt đầu ở nhất mà chấm dứt ở cửu[1]. Tuy nhiên, ta vẫn chưa hiểu được cái đạo quan yếu của nó. Ôi ! Chín loại kim này, nếu nhỏ thì nó nhỏ cho đến nỗi không gì có thể nhỏ hơn bên trong nó, nếu to thì nó to cho đến nỗi không gì có thể to hơn bên ngoài nó, nếu sâu thì nó sâu cho đến nỗi không gì có thể sâu hơn bên dưới nó, nếu cao thì nó cao cho đến nỗi không gì có thể cao hơn trên đỉnh nó, nó biểu hiện được trạng thái hoảng hốt vô cùng, nó hiện diện tràn ngập đến nơi không bờ bến[2]. Ta biết rằng nó hợp với sự biến hóa của Thiên Đạo, của nhân sự, của tứ thời, tuy nhiên, ta muốn gom nó lại, cột nó lại như những sợi lông mao để rồi nó sẽ thành 1 thể nhất được không ?”[3].
12:52 09/11/2013
Hoàng Đế nói rằng: Tam dương là “Kinh” Nhị dương là Duy, Nhất dương là du bộ. Nhân đó biêt chung thủy của năm Tàng [1] Tam dương là Biểu, Nhị âm là Lý, Nhất Âm là chí tuyệt (cuối cùng), hợp với hối sóc, sẽ đầy đủ cái chính lý về sự sinh trưởng [2] Hoàng Đế hỏi:
12:24 09/11/2013
Hoàng Đế hỏi: Tôi nghe người khéo nói đạo trời, tất có nghiệm ở người, khéo nóùi việc cổ, tất có hợp với kim, khéo nóùi việc người, tất có đầy đủ ở mình... Có như thế mới khỏi nhầm lẫn và có thể gọi là minh. Giờ tôi xin hỏi phu tử, làm sao nóùi mà có thể biết, trông mà có thể thấy, sờ mó mà có thể được... khiến cho có thể nghiệm ở mình, để khỏi có sự nhầm lẫn, có thể được chăng? [1]