18:34 26/12/2015
PHỦ XÁ ( Fushè - Fou Ché). Huyệt thứ 13 thuộc Tỳ kinh ( SP 13). Tên gọi: Phủ ( có nghĩa là một nơi mà những thứ cùng đổ về); Xã ( có nghĩa là nơi ở, nơi cư ngụ). Huyệt là nơi mà qua đó mạch Âm duy, kinh Túc Thái âm Tỳ , kinh Túc Quyết âm Can cùng đổ về và vào bụng, nối Tỳ thêm với Tâm, Phế. Nên gọi là Phủ xá ( nơi các kinh mạch đổ về).
17:02 26/12/2015
PHỤC THỎ còn gọi là PHỤC THỐ ( Fútù - Fou Trou). Huyệt thứ 32 thuộc Vị kinh ( S 32). Tên gọi: Phục ( có nghĩa là nằm phục xuống hay núp đầu); Thỏ ( có nghĩa là con thỏ). Khi chân duỗi thẳng ra, có một chỗ nhô lên xuất hiện nơi hệ thống cơ ở đùi trước trông giống như một con thỏ nằm phục xuống núp ở đây. Do huyệt nằm ở trên chỗ nhô lên này mà có tên là Phục thỏ ( thỏ núp)
18:26 23/12/2015
PHỤ PHÂN ( Fùfèn - Fou Fenn). Huyệt thứ 41 thuộc Bàng quang kinh ( B 41). Tên gọi: Phụ ( có nghĩa là ở bên, được gắn thêm vào); Phân ( có nghĩa là một nhánh, chia ra). Huyệt này là huyệt đầu tiên trên đường thứ hai của lưng, ở bên và song song với đường thứ nhất của kinh Bàng quang. Do đó mà có tên gọi là Phụ phân ( nhánh được gắn thêm vào).
17:34 23/12/2015
PHÚC KẾT( FùJié - Tou Tsié - Fou Tchi ). Huyệt thứ 14 thuộc Tỳ kinh ( Sp 14). Tên gọi: Phúc ( có nghĩa ở đây là bụng); Kết ( có nghĩa là ứ đọng). Huyệt chủ yếu biểu hiện sự ứ đọng khí trong bụng và ngực, hay nói khác hơn sự ứ đọng của khí tấn công lên Tâm gây đau quanh rốn, ho, ỉa chảy, nên gọi là Phúc kết ( Khí kết tụ ở bụng).
18:12 21/12/2015
PHÚC AI ( Fú ài - Fou Hai - Fou Ngáe). Huyệt thứ 16 thuộc Tỳ kinh ( SP 16). Tên gọi: Phúc ( có nghĩa là bụng); Ai ( có nghĩa là đau thương ai oán, cũng còn có ý yêu thương che chở). Phúc ai là chỉ về vùng bụng bọc lấy trường vị , là nơi cư ngụ của Thổ khí, cần thêm sự yêu thương che chở để tránh trong bụng đau đớn, huyệt lại chữa được bệnh trong bụng đau đớn có hiệu quả nên gọi là Phúc ai.
16:13 19/12/2015
PHÙ BẠCH ( Fùbái - Fao Po - Feou Pae). Huyệt thứ 10 thuộc Đởm kinh ( G 10). Tên gọi: Phù ( có nghĩa là nổi lên, nói đến chiều hướng lên của kinh khí); Bạch ( có nghĩa là trắng). Nói đến cả huyệt Bách hội và sự nổi lên của kinh khí. Kinh phí xuất phát từ huyệt Thiên xung và nổi lên phía trên Bách hội ở đỉnh đầu. Huyệt có tên "Bạch" đại diện cho Phế kim, chủ trị bệnh của Phế. Do đó mà có tên Phù bạch.
15:36 19/12/2015
PHONG THỊ ( Fèngshi - Fong Che). Huyệt thứ 31 thuộc Đởm kinh ( G 31). Tên gọi: Phong ( có nghĩa là gió, tác nhân gây bệnh); Thị ( có nghĩa là chợ, nơi mà các thứ đồ vật tập hợp lại). Huyệt có biểu hiện chủ yếu là tê bại yếu, mất cảm giác do phong, bại liệt nửa người, đau chân... Huyệt này được xem như huyệt quan trọng nhất để khử phong ở hạ chi. Do đó mà có tên Phong thị
18:22 17/12/2015
PHONG PHỦ ( Fèng fu - Fong Fou). Huyệt thứ 16 thuộc Đốc mạch (GV 16). Tên gọi: Phong ( có nghĩa ở đây nói đến gió, là một yếu tố gây ra bệnh tật); Phủ ( có nghĩa là tòa lâu đài). Phong là tác nhân gây dương bệnh, tính đặc tính của nó là hay đi lên, đó cũng là yếu tố chính liên quan đến các bệnh ở đầu và cổ gáy. Huyệt nằm ở bên trong đường chân tóc sau gáy, ở chỗ hõm giữa cơ thang mỗi bên. Nó là nơi hội tụ của Túc Thái dương, Dương duy và Đốc mạch. Huyệt có thể dùng để chữa bất cứ sự rối loạn nào do phong gây ra, Cho nên gọi là Phong phủ.
17:26 17/12/2015
PHONG LONG ( Fènglóng - Fong Long). Huyệt thứ 40 thuộc Vị kinh ( S 40). Tên gọi: Phong ( có nghĩa là lớn, thịnh vượng, giàu có); Long ( có nghĩa là đầy ùn, đầy đặn, lại lớn lao, ụ lớn). Kinh Túc Dương minh vị là kinh khí nhiều và huyết nhiều, phong phú nhất. Hơn thế nữa, huyệt ở nơi có nhiều cơ quanh đó nổi lên khi vểnh bàn chân qua lại. Cho nên gọi là Phong long ( giàu và thịnh vượng).
11:18 14/12/2015
PHẾ DU ( Fèishù - Fei Chou). Huyệt thứ 13 thuộc Bàng quang kinh ( B 13). Tên gọi: Phế ( có nghĩa là Phổi); Du ( có nghĩa là nơi ra vào của khí, huyết). Huyệt sát với phổi, cũng là nơi mà qua đó khí của Phế ngấm vào bề mặt của cơ thể. Chủ yếu có dấu hiệu ở những rối loạn của Phế khí do sự xâm nhập của các yếu tố gây bệnh ngoại sinh. Vì thế mà có tên Phế du ( huyệt phổi).